Các giải pháp kỹ thuật:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 148 - 150)

- Phục vụ cho con ngƣời: cây xanh cung cấp gỗ; củi đốt; cung cấp nguyên liệu nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp nguồn dƣợc liệu quý; nguồn thực phẩm

b) Các giải pháp kỹ thuật:

 Hình thức bảo tồn nguyên vị in-situ

Phƣơng thức này nhằm bảo tồn các HST và các sinh cảnh tự nhiên để duy trì và khôi phục quần thể các loài trong môi trƣờng tự nhiên của chúng.

Loại hình bảo tồn in-situ hiện đang đƣợc phát triển mạnh trên thế giới là việc xây dựng các khu bảo vệ.Loại hình và phân hạng các khu bảo vệ ở những quốc gia trên thế giới hiện có nhiều điểm khác biệt. IUCN (1994) đã đƣa ra hệ thống phân hạng khu bảo tồn thiên nhiên với các mức độ khác nhau nhƣ: Khu bảo vệ nghiêm ngặt, Vƣờn quốc gia, Khu bảo tồn loài sinh cảnh…

 Hình thức bảo tồn chuyển vị Ex-situ

Bảo tồn chuyển vị là một bộ phận quan trọng trong chiến lƣợc tổng hợp nhằm bảo vệ các loài đang có nguy cơ bị tuyệt diệt.Đây là phƣơng thức bảo tồn các hợp phần của ĐDSH bên ngoài sinh cảnh tự nhiên của chúng. Thực tế, bảo tồn chuyển vị hay bảo tồn nơi khác là phƣơng thức bảo tồn các cá thể trong những điều kiện nhân tạo dƣới sự giám sát của con ngƣời.

Đối với nhiều loài động vật quý hiếm thì bảo tồn tại chỗ chƣa phải là giải pháp khả thi trong những điều kiện áp lực của con ngƣời ngày càng gia tăng. Nếu quần thể còn lại là quá nhỏ để tiếp tục tồn tại, hoặc nếu nhƣ tất cả những cá thể còn loại đƣợc tìm thấy ở ngoài khu bảo vệ thì bảo tồn tại chỗ sẽ không có hiệu quả.Trong trƣờng

hợp này, giải pháp duy nhất để ngăn cho loài khỏi bị tuyệt chủng là bảo tồn chuyển vị hay còn gọi là bảo tồn chuyển chỗ.

Bảo tồn chuyển chỗ thƣờng gặp phải những khó khăn nhƣ: chi phí lớn, khó nghiên cứu đối với các loài có vòng đời phức tạp, có chế độ dinh dƣỡng thay đổi mỗi khi chúng lớn lên và do đó môi trƣờng sống của chúng thay đổi theo; khó áp dụng cho các loài động vật không thể sinh sản ngoài môi trƣờng sống tự nhiên.

Một số hình thức bảo tồn chuyển chỗ thông dụng:

Vườn động vật hay vườn thú (zoo):

Vƣờn động vật trƣớc đây có truyền thống là đặc biệt quan tâm đến các loài động vật có xƣơng sống.Trong vài ba chục năm trở lại đây, mục tiêu của các vƣờn động vật đã có nhiều thay đổi, là nơi nhân nuôi các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng và phục vụ nghiên cứu.Phần lớn mục đích của các vƣờn động vật hiện nay là gây nuôi các quần thể động vật hiếm và đang bị đe dọa tuyệt chủng trên thế giới.Có nhiều vấn đề về kỹ thuật nhân nuôi, sinh thái và tập tính loài cũng nhƣ việc thả các loài trở về với môi trƣờng sống tự nhiên cũng đang đặt ra cho công tác nhân nuôi mà các vƣờn động vật cần giải quyết.

Bể nuôi (Aquarium)

Truyền thống của bể nuôi là trƣng bày các loài cá lạ và hấp dẫn khách tham quan. Gần đây, để đối phó trƣớc nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài sinh vật đang sống ở nƣớc, các chuyên gia về cá, thú biển và san hô đã cùng hợp tác với các viện nghiên cứu biển, các thủy cung và các bể nuôi tổ chức nhân nuôi bảo tồn các loài đang đƣợc quan tâm. Các chƣơng trình gây giống các loài cá biển và san hô hiện còn trong giai đoạn khởi đầu, song đây là một lĩnh vực nghiên cứu có nhiều triển vọng.

* Sự liên quan giữa 2 phƣơng thức bảo tồn

• Bảo tồn Ex-situ và bảo tồn In-situ là những hình thức bảo tồn hỗ trợ lẫn nhau. Những cá thể từ các quần thể đƣợc bảo tồn Ex-situ sẽ đƣợc thả định kỳ ra ngoài thiên nhiên để tăng cƣờng cho cá thể, quần thể đƣợc bảo tồn In-Situ. Nghiên cứu các quần thể đƣợc bảo tồn Ex-situ có thể cung cấp cho ta những hiểu biết về đặc tính sinh học của loài và gợi ra những chiến lƣợc bảo tồn mới làm giảm nhu cầu phải bắt các cá thể ngoài hang dã để phục vụ mục đích trƣng bày hoặc nghiên cứu. Kết quả của bảo tồn Ex-situ đối với một loài sẽ góp phần giáo dục quần chúng về sự cần thiết phải bảo tồn loài cũng nhƣ bảo vệ các cá thể của loài đó ngoài tự nhiên.

• Một phƣơng thức trung gian cần cho bảo tồn In-situ và bảo tồn Ex-situ là sự giám sát và quản lý chặt chẽ quần thể các loài quý hiếm, đang có nguy cơ tuyệt diệt trong các khu bảo vệ nhỏ. Những quần thể này vẫn còn mang tính hoang dã song con ngƣời thỉnh thoảng có thể can thiệp đƣợc để tránh sự suy thoái số lƣợng quần thể. • Việc lựa chọn phƣơng thức bảo tồn phải dựa trên cơ sở pháp luật về bảo tồn ĐDSH (các công ƣớc quốc tế, luật pháp của mỗi quốc gia) và điều kiện cụ thể từng quốc gia, từng vùng.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 148 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)