Nguồn tài nguyên nƣớc của Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 37 - 39)

BẢO VỆ NGUỒN NƢỚC VÀ NƢỚC SẠCH 2.1 NƢỚC LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN QUÝ GIÁ

2.2.1. Nguồn tài nguyên nƣớc của Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dƣơng. Việt Nam có đƣờng biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc; với Lào và Campuchia ở phía Tây; phía Đông giáp biển Đông. Nƣớc ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập

trung phần lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lƣợng mƣa trung bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhƣng do ảnh hƣởng của địa hình đồi núi, lƣợng mƣa phân bố không đều trên cả nƣớc và biến đổi mạnh theo thời gian đã và đang tác động lớn đến trữ lƣợng và phân bố tài nguyên nƣớc ở Việt Nam.

Theo thống kê của Cục Quản lý Tài nguyên nƣớc (Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng), nƣớc ta có 108 lƣu vực sông với khoảng 3450 sông, suối tƣơng đối lớn (chiều dài từ 10 km trở lên), trong đó có 9 hệ thống sông lớn (diện tích lƣu vực lớn hơn 10.000 km2), bao gồm: sông Hồng, Thái Bình, Bằng Giang - Kỳ Cùng, Mã, Cả, Vu Gia - Thu Bồn, Ba, Đồng Nai và sông Cửu Long. Do vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đặc thù nên khoảng 60% lƣợng nƣớc mặt của Việt Nam tập trung ởlƣu vực sông Mekong, 16% tập trung ởlƣu vực sông Hồng - Thái Bình, khoảng 4% ở lƣu vực sông Đồng Nai, các lƣu vực sông khác có tổng lƣợng nƣớc chỉ chiếm một phần nhỏ còn lại. Tổng lƣợng nƣớc mặt trung bình hằng năm khoảng 830-840 tỷ m3, trong đó hơn 60% lƣợng nƣớc đƣợc sản sinh từ ngoài lãnh thổ, chỉ có khoảng 310-320 tỷ m3đƣợc sản sinh trên lãnh thổ Việt Nam. Điển hình nhƣ lƣu vực sông Hồng có nguồn nƣớc chảy từ Trung Quốc vào chiếm 50% tổng khối lƣợng nƣớc bề mặt. Còn ở lƣu vực sông Mekong có đến 90% tổng khối lƣợng nƣớc bề mặt chảy từ Campuchia.

Bên cạnh đó, Việt Nam có rất nhiều các loại hồ tự nhiên, hồ đập, đầm phá, vực nƣớc có kích thƣớc khác nhau tùy thuộc vào mùa. Một số hồ lớn đƣợc biết đến nhƣ hồ Lắk rộng 10 km2 tại tỉnh Đắk Lắk, Biển Hồ rộng 2,2 km2 ở Gia Lai, hồ Ba Bể rộng 5 km2 tại Bắc Kạn và hồ Tây rộng 4,5 km2 tại Hà Nội. Các đầm phá lớn thƣờng gặp ở cửa sông vùng duyên hải miền Trung nhƣ Tam Giang, Cầu Hai và Thị Nại.

Cảnƣớc có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tƣơng đối lớn (dung tích từ 0,2 triệu m3 trở lên) đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng, với tổng dung tích các hồ chứa trên 65 tỷ m3. Trong đó, có khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 nƣớc; khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3, và trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Các hồ chứa thủy điện mặc dù với sốlƣợng không lớn, nhƣng có tổng dung tích khoảng 56 tỷ m3nƣớc (chiếm 86% tổng dung tích trữnƣớc của các hồ chứa). Trong khi đó, trên 2000 hồ chứa thủy lợi nêu trên chỉ có dung tích trữ nƣớc khoảng gần 9 tỷ m3nƣớc, chiếm khoảng 14%. Các lƣu vực sông có dung tích hồ chứa lớn gồm: sông Hồng

(khoảng 30 tỷ m3); sông Đồng Nai (trên 10 tỷ m3); sông Sê San (gần 3,5 tỷ m3); sông Mã, sông Cả, sông Hƣơng, sông Vũ Gia - Thu Bồn và sông Srêpok (có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3). Tổng lƣợng nƣớc đang đƣợc khai thác, sử dụng hàng năm khoảng 81 tỷ m3, xấp xỉ 10% tổng lƣợng nƣớc hiện có trung bình hàng năm của cả nƣớc. Trong đó, lƣợng nƣớc sử dụng tập trung chủ yếu vào 7 - 9 tháng mùa cạn, khi mà dòng chảy trên hệ thống sông đã bị suy giảm và với tổng lƣợng nƣớc cả mùa chỉ bằng khoảng 20% - 30% (khoảng 160 - 250 tỷ m3) so với lƣợng nƣớc của cả năm.

Vềnƣớc dƣới đất, theo kết quả điều tra của Cục Quản lý Tài nguyên nƣớc, tổng trữ lƣợng tiềm năng nguồn nƣớc dƣới đất của Việt Nam khoảng 18,23 triệu m3/ngày (khoảng 66,24 tỷ m3/năm); tổng trữ lƣợng có thể khai thác trên toàn quốc khoảng 45,59 triệu m3/năm (khoảng 16,66 tỷ m3/năm). Hiện nay trung bình mỗi ngày ở Việt Nam khai thác nguồn nƣớc dƣới đất khoảng 10,39 triệu m3/ngày (khoảng 3,8 tỷ m3/năm). Nƣớc dƣới đất phân bố ở hầu hết các địa phƣơng trong nƣớc, nhƣng tập trung chủ yếu ởĐồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ.

Tài nguyên nƣớc ven biển và các vùng đất ngập nƣớc nội địa có tầm quan trọng cao cho việc bảo tồn, duy trì chức năng sinh thái và đa dạng sinh học đất ngập nƣớc. Tổng cục Bảo vệ Môi trƣờng (NEA) và IUCN (1999-2000) đã xác định 68 vùng đất ngập nƣớc có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế, và đƣa ra 39 loại hình đất ngập nƣớc Việt Nam. Một vài vùng đất ngập nƣớc đã đƣợc công nhận là các khu bảo tồn, các vƣờn quốc gia hay khu dự trữ sinh quyển nhƣ Khu Bảo tồn Thiên nhiên Đất ngập nƣớc Xuân Thủy (đƣợc nâng hạng thành Vƣờn Quốc gia từ năm 2003), Khu Bảo tồn Thiên nhiên Sân chim Đầm Dơi, Rừng Đặc dụng Đất Mũi (đƣợc nâng hạng thành Vƣờn Quốc gia từ năm 2004), Khu Bảo tồn Thiên nhiên U Minh Thƣợng (đƣợc nâng hạng thành Vƣờn Quốc gia từ năm 2005), Khu Đất ngập nƣớc Láng Sen, Đất ngập nƣớc Tràm Chim...

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)