Lịch sử sử dụng năng lƣợng trên thế giớ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 169 - 171)

- Phục vụ cho con ngƣời: cây xanh cung cấp gỗ; củi đốt; cung cấp nguyên liệu nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp nguồn dƣợc liệu quý; nguồn thực phẩm

B/ Theo khả năng tái tạo

6.1.4 Lịch sử sử dụng năng lƣợng trên thế giớ

Các nguồn năng lƣợng trong lịch sử loài ngƣời có lịch sử phát triển tƣơng đối dài. Từ thời thƣợng cổ, nguồn năng lƣợng ban đầu đƣợc con ngƣời khai thác và sử dụng là củi. Con ngƣời tạo ra lửa từ củi để nấu ăn, sƣởi ấm, và xua đuổi thú dữ. Có thể nói, lửa đã khai phá nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Sau đó, con ngƣời tìm ra các mỏ than, biến than thành một nguồn chất đốt chủ lực để sƣởi ấm. Từ việc đốt than, khai thác than, ngƣời Anh đã dùng than để hóa hơi nƣớc và tạo ra động cơ hơi nƣớc, từ đó tạo ra cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Vậy, loại máy đầu tiên tạo ra năng lƣợng là máy hơi nƣớc, sau đó là máy phát điện của Michael Faraday. Từ các nhà máy nhiệt điện, con ngƣời đã xây dựng các con đập thủy điện.

Lịch sử sử dụng năng lƣợng gió cũng khá thú vị. Ý tƣởng dùng năng lƣợng gió để sản xuất điện đã hình thành ngay sau các phát minh ra điện và máy phát điện. Tuy nhiên, ngƣời Ai Cập đã biết sử dụng cối xay gió từ 3.000 năm trƣớc công nguyên. Sau này, nhờ cải tiến kỹ thuật nên chế tạo đƣợc cối xay gió nhiều cánh và có khả năng hoạt ộng ngay cả khi tốc độ chỉ khoảng 2.5 ÷ 3 m/giây. Trƣớc khi có máy hơi nƣớc ra đời thì năng lƣợng gió đã đƣợc sử dụng rộng rãi. Vào khoảng 200 trƣớc CN, ngƣời Trung Hoa đã biết dùng cánh quạt gió để dẫn thủy nhập điền. Vào thế kỷ 11, ngƣời Hà Lan bắt đầu dùng quạt gió để rút nƣớc từ các hồ vì đất ở đây thấp hơn mặt biển. Vào cuối thế kỷ 19, khi những ngƣời mới nhập cƣ đến New York, họ đã biết dùng cánh quạt gió để bơm nƣớc vào nông trại và ngay sau đó có thể biến gió thành điện cho sản xuất và nhà ở. Vào năm 1940, tại Vermont Hill (Hoa Kỳ), một turbine lớn nhất thời bấy giờ có khả năng sản xuất 1,25 MW với vận tốc gió là 30 dậm/giờ. Con ngƣời đã dùng năng lƣợng gió để di chuyển thuyền buồm hay khinh khí cầu, tạo công cơ học nhờ vào cối xay gió. Thập niên 1970 việc nghiên cứu sản xuất năng lƣợng từ năng

lƣợng gió đƣợc đẩy mạnh trên toàn Thế giới, với việc phát triển các tuốc bin gió hiện đại.

Hình 6.1. Lịch sử sử dụng các nguồn năng lƣợng trên Thế Giới

Nhiên liệu hóa thạch có mật độ năng lƣợng thấp hơn nhiều so với năng lƣợng hạt nhân, do vậy, để sản xuất cùng một sản lƣợng điện, khối lƣợng nhiên liệu tiêu thụ của nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hóa thạch lớn hơn nhiều lần của nhà máy điện hạt nhân. Tuy vậy, nhiên liệu hóa thạch vẫn đƣợc sử dụng để sản xuất trong thời điểm hiện nay.

Khí thiên nhiên ngày càng phổ biến do nó là một nguồn năng lƣợng hiệu quả và tƣơng đối sạch. Khí thiên nhiên hầu nhƣ không chứa S. Hơn nữa, khí đốt thiên nhiên thải ít CO2 hơn xăng dầu hay than. Khí thiên nhiên đang đƣợc sử dụng ứng dụng trên nhiều lĩnh vực năng lƣợng nhƣ đốt trong các hộ gia đình, các trạm phát điện thay thế,than, khí nén làm nhiên liệu cho các phƣơng tiện giao thông (xe tải, bus...). So với các xe chạy bằng xăng dầu, xe chạy bằng khí thiên nhiên giảm lƣợng phát thải đến 80÷90% hydrocarbon, 90% CO các chất độc và hầu nhƣ không có muội khói. Các khí

tự nhiên này cháy rất sạch, đƣợc sử dụng trong các quá trình công nghệ đòi hỏi cháy không khói.

Hiện nay, nhà máy điện hạt nhân cung cấp điện nhiều nhất. Tuy nhiên năng lƣợng hạt nhân cũng mang đến cho con ngƣời những thảm họa rất lớn, nên những nguồn năng lƣợng sạch cho tƣơng lai, nhƣ điện gió và điện mặt trời đang đƣợc triển khai áp dụng và nghiên cứu.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 169 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)