Ảnh hƣởng của chất lƣợng không khí tới sức khỏe con ngƣờ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 73 - 76)

CHƢƠNG 3 CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE

3.5.1. Ảnh hƣởng của chất lƣợng không khí tới sức khỏe con ngƣờ

Các tác động của ô nhiễm không khí trên đƣờng hô hấp phụ thuộc vào loại và sự pha trộn các chất ô nhiễm với nhau, nồng độ trong không khí, thời lƣợng tiếp xúc, lƣợng chất gây ô nhiễm đƣợc hít vào và lƣợng chất gây ô nhiễm thâm nhập vào phổi. Nhóm ngƣời bị ảnh hƣởng rõ nhất là nhóm ngƣời bị bệnh về phổi, trẻ em, ngƣời cao tuổi, và phụ nữ đang mang thai. Ảnh hƣởng của ô nhiễm không khí tác động rõ rệt nhất lên phổi.

Hình 3.9. Ô nhiễm môi trƣờng không khí gây tác hại lên sức khỏe con ngƣời

Nguồn: Tổ chức y tế thế giới

- Ảnh hƣởng đến hệ hô hấp

Ảnh hƣởng của ô nhiễm không khí tác động rõ rệt nhất lên phổi. Các triệu chứng có thể đƣợc nhìn thấy ngay sau khi tiếp xúc với mức độ ô nhiễm cao, bao gồm kích ứng đƣờng hô hấp, khó thở và tăng nguy cơ lên cơnhen suyễn.

Bụi có kích thƣớc lớn (PM 10) đi vào cơ thể qua đƣờng dẫn khí và tích tụ trên phổi, trong khi đó bụi có kích thƣớc nhỏ (PM 2.5) đặc biệt nguy hiểm do chúng bé đến mức có thể luồn lách vào các túi phổi, tĩnh mạch phổi làm viêm nhiễm và có thể gây ung thƣ phổi, các hạt bụi mịn này cũng có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu. Bụi PM 2.5 cộng với khí CO hay SO2, NO2 nhiều, sẽ cản hemoglobin kết hợp oxi khiến tế bào thiếu oxi.

Tiếp xúc với ozon và các hạt bụi, chất ô nhiễm làm giảm chức năng phổi, đồng thời làm tăng nặng các bệnh phổi mãn tính. Khi tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí trong một thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnhung thƣ phổi.

Chất lƣợng không khí xuống thấp khiến bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, viêm xoang đi khám rất đông. Mũi là cửa ngõ của đƣờng hô hấp, do đó, đây là cơ quan đầu tiên chịu ảnh hƣởng từ việc thay đổi thời tiết hay môi trƣờng, khí hậu.

- Ảnh hƣởng đến tim

Các nghiên cứu cho thấy ô nhiễm không khí có tác động tiêu cực đến sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ đau tim và tỷ lệđột quỵ.

Các loại bụi có kích thƣớc nhỏ, các chất hóa học hay chất kháng viêm trong bụi có thể phát tán từ phổi vào hệ tuần hoàn, ảnh hƣởng đến tim mạch. Nguyên nhân là không khí ô nhiễm ảnh hƣởng đến khả năng giãn nở và co thắt của các mạch máu. Dƣới tác động của không khí ô nhiễm, của khói thuốc lá, các mạch máu bị giảm kích cỡ, cản trở lƣu thông huyết mạch. Không khí ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ tạo cục máu đông ở động mạch - nguyên nhân chính của chứngnhồi máu cơ tim.

- Ảnh hƣởng đến tim quá trình sinh sản

Phụ nữ sống trong khu vực ô nhiễm không khí có nguy cơ sinh con tự kỉcao gấp 2 lần so với bình thƣờng. Mức độ ảnh hƣởng của ô nhiễm không khí đến thai nhi sẽ càng tăng cao vào giai đoạn cuối của thai kỳ.

Ngoài ra, ô nhiễm không khí cũng đƣợc cho là liên quan đến sự giảm chất lƣợng tinh trùng, gây ảnh hƣởng đến khả năng có con của nam giới.

- Gây tổn thƣơng thận

Ô nhiễm không khí có mối liên quan chặt chẽ với bệnh thận và suy thận. Nguyên nhân là do ô nhiễm không khí tạo gánh nặng khiến thận không thể lọc hết các phân tử ô nhiễm trong máu.

- Một số tác động khác

+ Yếu xương cốt: Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ loãng xƣơng và các ca gãy xƣơng liên quan. Tác động này tƣơng tự nhƣ tác động của khói thuốc lá đến hệ xƣơng của cơ thể.

+ Lão hóa da: Các chất ô nhiễm có thể phá hủy các tế bào da và ảnh hƣởng đến khả năng tự tái tạo của da, gây thay đổi sắc tố của da, đẩy nhanh quá trình lão hóa khiến làn da trở nên xấu đi.

+ Đau đầu: Trong thời gian mức độ ô nhiễm cao, các bệnh viện cũng thƣờng tiếp nhận nhiều ca đau nửa đầu hơn.

3.5.2. Ảnh hƣờng lên cây trồng và các vật chất khác

- Các chất khí SO2, O3, NO, PAN (Polyacrylonitril) tác động trực tiếp vào các lỗ tự nhiên trên lá, phá hủy lớp sáp bảo vệ mặt lá, ức chế quang hợp, tác động gián tiếp gây lắng tụ axít làm rửa trôi các chất dinh dƣỡng nhƣ canxi ra khỏi đất, giết vi sinh vật, đẩy nhôm ra khỏi liên kết của keo đất và hủy diệt bộ rễ tơ làm giảm sức hút nƣớc và dƣỡng chất.

- Sự thay đổi màu: nâu tối, đen, màu đỏ không bình thƣờng hoặc đỏ vết (chấm

đỏ) của sắc tố.

- Trạng thái cây: Tác hại dạng ẩn có thể biểu hiện trong quá trình phát triển, sự

suy yếu biểu hiện ở kích thƣớc trong tăng trƣởng, ở ngọn biểu hiện dạng xoắn, phình to; sự trƣơng nở hoặc tàn của hoa thƣờng dẫn đến sinh ra dị dạng, sự phát triển không đồng đều của cuống lá và phiến lá gây ra hiện trạng xoắn lá và dị dạng ở phiến lá.

- Các chất khí ô nhiễm đƣợc lắng tụ từ không khí gây đen các bức tƣợng, nhà cửa, xe cộ, quần áo. Ngoài ra nó còn hủy hoại các công trình kiến trúc, các đền đài, chùa…

3.5.3. Một số vấn đề toàn cầu do ô nhiễm môi trƣờng không khí

3.5.3.1. Mưa axít

Là nƣớc mƣa có chứa nhiều chất có tính axít(NO2, SO2, ...) do không khí bị ô nhiễm nặng gây ra. Mƣa axít là khi nƣớc mƣa có pH < 5,6.

Tác hại của mưa axít:

- Làm tổn hại đến sức khoẻ con ngƣời

- Gây ra ăn mòn các vật kiến trúc

- Mƣa axit làm ô nhiễm nguồn nƣớc trong hồ và phá hỏng các loại thức ăn, uy hiếp sự sinh tồn của các loài cá và các sinh vật khác trong nƣớc

- Trở ngại quá trình quang hợp, làm cho chất dinh dƣỡng trong đất bị tan mất, phá hoại sự cố định đạm của vi sinh vật và sự phân giải các chất hữu cơ, làm giảm độ màu mỡ của đất, cản trở sự sinh trƣởng của bộ rễ làm suy giảm khả năng chống bệnh và sâu hại.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)