CHƢƠNG 4 RÁC THẢI VÀ KINH TẾ TUẦN HOÀN

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 88 - 93)

RÁC THẢI VÀ KINH TẾ TUẦN HOÀN

4.1. NGUỒN PHÁT SINH VÀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI4.1.1. Khái niệm 4.1.1. Khái niệm

Có nhiều định nghĩa khác nhau về rác thải. Rác thải là những vật và chất mà ngƣời dùng không còn muốn sử dụng và thải ra, tuy nhiên trong một số ngữ cảnh nó có thể là không có ý nghĩa với ngƣời này nhƣng lại là lợi ích của ngƣời khác, chất thải còn đƣợc gọi là rác. Trong cuộc sống, chất thải đƣợc hình dung là những chất không còn đƣợc sử dụng cùng với những chất độc đƣợc xuất ra từ chúng.

Theo Luật Bảo vệ Môi trƣờng năm 2020, chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí hoặc ở dạng khác đƣợc thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.

Quản lý rác thải là hành động thu gom, phân loại và xử lý các loại rác thải của con ngƣời. Hoạt động này nhằm làm giảm các ảnh hƣởng xấu của rác vào môi trƣờng và xã hội.

Rác liên quan trực tiếp tới sự phát triển của con ngƣời cả về công nghệ và xã hội. Cấu tạo của các loại rác biến đổi qua thời gian và nơi chốn, với quá trình phát triển và đổi mới có tính chất công nghiệp đang trực tiếp ảnh hƣởng tới nguồn phế liệu. Ví dụ nhƣ nhựa và công nghệ hạt nhân. Một số thành phần của rác có giá trị kinh tế đã đƣợc tái chế lại một cách hoàn hảo.

4.1.2 Nguồn phát sinh và phân loại rác thải

Thông thƣờng, nguồn phát sinh chất thải rắn (CTR) bao gồm:

- Khu dân cƣ;

- Khu thƣơng mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ…);

- Cơ quan, công sở (trƣờng học, trung tâm, viện nghiên cứu, bệnh viện…);

- Khu công cộng (nhà ga, bến tàu, sân bay, công viên, khu vui chơi giải trí, đƣờng phố…);

- Hoạt động xây dựng;

- Công nghiệp;

- Nông nghiệp;

Chất thải rắn đƣợc phân loại theo nhiều cách khác nhau:

- Phân loại dựa vào nguồn gốc phát sinh nhƣ rác thải sinh hoạt, văn phòng, thƣơng mại, công nghiệp, đƣờng phố, xây dựng, …

- Phân loại dựa vào đặc tính tự nhiên nhƣ là các chất độc, không độc; có thể cháy hoặc không có khả năng cháy; bị phân huỷ sinh học, không bị phân huỷ sinh học; chất hữu cơ, chất vô cơ; kim loại, phi kim loại; …

Theo các văn bản pháp luật hiện hành về môi trƣờng của Việt Nam, chất thải rắn đƣợc phân loại nhƣ sau:

- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) đƣợc thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác.

(Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu)

- Chất thải thông thƣờng là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhƣng có yếu tố nguy hại dƣới ngƣỡng chất thải nguy hại. (Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu)

- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

(Điều 3, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020)

- Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thƣờng ngày của con ngƣời. (Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý chất thải và phế liệu)

- Chất thải rắn công nghiệp là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. (Điều 3, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về Quản lý

chất thải và phế liệu)

- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đƣợc phân loại: a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; b) Chất thải thực phẩm; c) Chất thải rắn sinh hoạt khác. Chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đƣợc phân loại riêng. Chất thải cồng kềnh đƣợc phân loại riêng. (Điều 75, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020)

- Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng đƣợc phân loại: a) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng đƣợc tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất; b) Nhóm chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hƣớng dẫn kỹ thuật đƣợc sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và san lấp mặt bằng; c) Nhóm chất thải rắn công

nghiệp thông thƣờng phải xử lý. Chất thải rắn công nghiệp thông thƣờng có lẫn chất thải nguy hại không thực hiện việc phân loại hoặc không thể phân loại đƣợc thì đƣợc quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

(Điều 81, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2020)

4.2. HIỆN TRẠNG RÁC THẢI TẠI VIỆT NAM VÀ TP.HCM 4.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải tại Việt Nam 4.2.1. Hiện trạng phát sinh rác thải tại Việt Nam

4.2.1.1. Rác thải sinh hoạt

Theo Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia năm 2011, tổng khối lƣợng CTRSH phát sinh trên toàn quốc là khoảng 44.400 tấn/ngày. Đến năm 2019, con số này là 64.658 tấn/ngày (khu vực đô thị là 35.624 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 28.394 tấn/ngày), tăng 46% so với năm 2010. Các địa phƣơng có khối lƣợng CTRSH phát sinh trên 1.000 tấn/ngày chiếm 25%. Khối lƣợng CTRSH tăng đáng kể ở các địa phƣơng có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa cao và du lịch nhƣ Thành phố Hồ Chí Minh (9.400 tấn/ ngày), thủ đô Hà Nội (6.500 tấn/ngày), Thanh Hoá (2.175 tấn/ngày), Hải Phòng (1.982 tấn/ngày), Bình Dƣơng (2.661 tấn/ngày), Đồng Nai (1.885 tấn/ngày), Quảng Ninh (1.539 tấn/ngày), Đà Nẵng (1.080 tấn/ ngày) và Bình Thuận (1.486 tấn/ngày) (Bảng 4.1).

Bảng 4.1. Khối lƣợng phát sinh ch số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bình quân trên đầu ngƣời của các địa phƣơng (2010 - 2019)

STT Địa phƣơng Khối lƣợng phát sinh (tấn/ngày) Chỉ số phát sinh (kg/ngƣời/ngày) 2010 2015 2018 2019 2010 2015 2018 2019 1 Hà Nội 5.000 5.515 6.500 6.500 0,95 0,76 0,86 0,81 2 Quảng Ninh - 805 1.397 1.539 - 1,02 1,10 1,17 3 Hải Phòng 1.250 1.000 1.715 1.982 0,67 0,51 0,85 0,98 4 Thanh Hóa - - 2.246 2.175 - - 0,63 0,60 5 Đà Nẵng 805 900 1.168 1.100 0,83 0,87 1,08 0,97

6 Bình Thuận 594 - 1.485 1.486 - - 1,20 1,21 7 Bình Dƣơng 378 - 1.838 2.661 0,22 - 0,85 1,10 8 Đồng Nai 773 - 1.838 1.885 0,28 - 0,60 0,61 9 TP. Hồ Chí

Minh 7.081 8.323 9.128 9.400 0,96 1,02 1,06 1,05

(-) Thiếu số liệu thống kê

Nguồn: Bộ TNMT, 2012, 2015 & 2019

Thành phần CTRSH khác nhau tùy thuộc vào từng địa phƣơng, điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác (Bảng 4.2).

Bảng 4.2. Các loại chất thải rắn đặc trƣng từ nguồn thải sinh hoạt

Nguồn thải Thành phần chất thải

Hộ gia đình, khu thƣơng mại, dịch vụ, công sở, khu công cộng, các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất, khám chữa bệnh

Chất thải rắn sinh hoạt:

- Chất thải thực phẩm (chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học). - Giấy, bìa các tông.

- Nhựa. - Vải. - Cao su. - Rác vƣờn. - Gỗ.

- Kim loại: nhôm, sắt... - Đồ gốm, sành, thủy tinh.

- Chất thải vỏ, lọ thủy tinh không chứa thành phần nguy hại. - Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh...

Chất thải nguy hại: - Đồ điện gia dụng thải.

- Pin thải, bao bì thuốc diệt côn trùng... Dịch vụ

công cộng

- Vệ sinh đƣờng phố: chất thải thực phẩm, giấy báo, bìa các tông, giấy loại hỗn hợp, kim loại, nhựa các loại, vải, xác động vật,...

- Cắt tỉa cây xanh: cỏ, lá cây, mẩu cây thừa, gốc cây....

Nguồn: Báo cáo HTMT, 2019

CTRSH của Việt Nam có đặc trƣng là độ ẩm cao (dao động trong khoảng 65 - 95%), độ tro khoảng 25 - 30% (khối lƣợng khô), tổng hàm lƣợng chất rắn bay hơi (TVS - Total Volatile Solid) dao động trong khoảng 70 - 75% (khối lƣợng khô), nhiệt lƣợng thấp (dao độngtrong khoảng 900 - 1.100 Kcal/kg khối lƣợng ƣớt). Thành phần chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học (thực phẩm thải) trong CTRSH của hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao hơn các thành phần khác và thành phần này đang thay đổi theo chiều hƣớng giảm dần. Từ năm 1995, thành phần chất thải thực phẩm chiếm tỷ lệ rất cao (80 - 96%) nhƣng đến năm 2017 thành phần này giảm xuống còn khoảng 50 - 70%; điều này thể hiện sự thay đổi lối sống của cƣ dân đô thị là nhanh và tiện lợi.

Thành phần giấy và kim loại trong CTRSH thay đổi tùy thuộc vào nguồn phát sinh và có xu hƣớng tăng dần. Nhiều thành phần khó xử lý và khó tái chế nhƣ vải, da, cao su có tỉ lệ thấp, tuy nhiên các thành phần này đang có chiều hƣớng tăng qua các năm. Ngoài ra sự gia tăng chất thải nhựa trong thành phần CTRSH là một trong những vấn nạn đối với xử lý CTRSH của Việt Nam.

Bảng 4.3. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình tại một số địa phƣơng

(Đơn vị: % trọng lượng ướt)

Thành phần Hà Nội Hải Dƣơng Hải Phòng Hội An Đăk Nông Đăk Lăk Lâm Đồng Gia Lai Kon Tum TP. HCM Quận Thốt Nốt (Cần Thơ) 2018 2011 2018 2017 2012 2012 2012 2012 2012 2017 2017 1. Chất thải có khả năng phân hủy sinh học

Thực phẩm và chất thải

vƣờn 51,9 71,13 46,0-49,8 57,0 65,5 60,1 71,8 62,7 64,2 59,2 67,9 2. Chất thải có khả năng tái

chế

Giấy các loại 2,7 2,40 3,8-4,2 8,0 - - - - - 6,4 6,2

Giấy vụn, bìa các tông, vải,

gỗ - - - - 10,6 10,2 7,3 8,7 12,4 - -

Nhựa 3,0 8,43 12,2-14,2 14,0 - - - - - 13,9 15,1

Kim loại 0,9 0,11 0,1-0,2 0,7 2,6 2,1 4,1 0,8 2,2 5,5 0,4 Thủy tinh 0,5 0.50 0,8-0,9 1,3 - - - - - 2,6 1,3 Thủy tinh, sành sứ - - - - 2,4 2,3 1,8 0,5 1,6 - - 3. Chất thải có khả năng cháy Tã, băng vệ sinh - 5,83 - - - - - - - 0,6 5,6 Vải 1,6 4,67 - - - - - - - 4,0 1,1 Da - 0,43 - - - - - - - 0,6 0,1 Cao su - 0,07 - - - - - - - 2,0 1,4 Cao su và da 1,3 - 0,6 - - - - - - - -

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)