Hướng tiếp cận kinh tế tuần hoà nở Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 116 - 117)

4. Chất thải không tái chế/không có khả năng

4.4.1.4. Hướng tiếp cận kinh tế tuần hoà nở Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam đã cómột số mô hình thể hiện cách tiếp cận của kinh tế tuần hoàn nhƣ thu gom tái chế sắt vụn, giấy, nhựa…; các mô hình Vƣờn-Ao-Chuồng (VAC), Vƣờn-Rừng-Ao-Chuồng (VRAC), trồng cây-nuôi cá kết hợp (Aquaponics), thu hồi khí sinh học (biogas) từ chất thải vật nuôi… trong nông nghiệp; và các mô hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, … Các mô hình này đều hƣớng tới việc giảm chất thải thông qua việc tuần hoàn vật liệu mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, việc tái sử dụng và tái chế chất thải chủ yếu do động lực kinh tế và tạo công ăn việc làm, chứ chƣa giải quyết đƣợc bài toán ô nhiễm môi trƣờng một cách triệt để. Đặc biệt, một số mô hình tái chế chất thải lại chính là nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng, cụ thể nhƣ tại các làng nghề tái chế sắt, giấy, nhựa, chì…. Nguyên nhân cơ bản là do công nghệ tái chế tại các làng nghề còn cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ, trình độ nhận thức của ngƣời dân và cơ sở sản xuất về tác hại của ô nhiễm môi trƣờng còn hạn chế.

Gần đây ở nƣớc ta tiếp tục thực hiện một số mô hình mới hƣớng đến gần hơn với Kinh tế tuần hoàn. Đối với cách tiếp cận theo hệ thống nền kinh tế, Việt Nam đã nhận đƣợc sự hỗ trợ của UNIDO và Quỹ Môi trƣờng Toàn cầu, hiện nay hình thành 4 khu công nghiệp sinh thái - là mô hình theo kiểu khu công nghiệp tuần hoàn, tại Ninh Bình, Đà Nẵng và Cần Thơ, với 72 doanh nghiệp tham gia. Sự chia sẻ và tuần hoàn nguyên liệu, năng lƣợng, chất thải và nƣớc của các khu công nghiệp sinh thái này đã giúp tiết kiệm đƣợc khoảng 6,5 triệu USD mỗi năm. Đối với cách tiếp cận theo vật liệu, các sáng kiến bao gồm tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang (giúp thu hồi sắt), ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa (giúp giảm phát thải nhựa), mô hình tái chế rác thải nhựa làm vật liệu xây dựng của công ty Upp!, mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản (vỏ tôm, đầu tôm,…) tạo ra Chitosan và SSE. Ngoài ra, sáng kiến Không xả thải ra thiên nhiên (Zero Waste to Nature) đƣợc Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khởi xƣớng, phối hợp thực hiện với Unilever Việt Nam, Coca-Cola Việt Nam và Dow Chemical Việt Nam, … Đặc biệt, Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (Pro Việt Nam) đã đƣợc thành lập, gồm 9 công ty: Coca-Cola Việt Nam, Friesland Campina, La Vie, Nestlé Việt Nam, NutiFood, Suntory PepsiCo Việt Nam, Tetra Pak Việt Nam, TH Group và URC Việt Nam. Các điển hình này cần đƣợc tổng kết, đánh giá dựa trên những nguyên tắc, tiêu chí cơ bản của kinh tế tuần hoàn, từ đó bổ sung hoàn thiện và nhân rộng, nhằm từng bƣớc hình thành mô hình kinh tế tuần hoàn bền vững tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 116 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)