CHƢƠNG 5 BẢO VỆ CÂY XANH VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 135 - 137)

BẢO VỆ CÂY XANH VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

5.1. CÂY XANH VÀ CON NGƢỜI5.1.1. Khái niệm 5.1.1. Khái niệm

Cây xanh là các loại thực vật có khả năng tạo chất dinh dƣỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của lá.

5.1.2. Đặc điểm

Hầu hết cây xanh thuộc nhóm sinh vật tự dƣỡng. Thông qua quá trình quang hợp chúng sử dụng năng lƣợng ánh sáng mặt trời đƣợc hấp thu nhờ chất diệp lục trong lá để tổng hợp các hợp chất hữu cơ và giải phóng O2 từ khí CO2 và H2O.

Cây xanh thƣờng có thành tế bào bằng xenluloza, không có khả năng di chuyển và chúng thƣờng phản ứngrất chậm với sự kích thích, sự phản ứng lại thƣờng phải đến từng ngày và chỉ trong trƣờng hợp có nguồn kích thích kéo dài.

Mỗi cây thƣờng có 3 bộ phận chính rễ, thân, lá. Riêng cây có hoa thì có thêm 2 bộ phận hoa và quả. Trong đó: Rễ hấp thu nƣớc và muối khoáng cho cây; Thân vận chuyển nƣớc và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phân khác của cây; Lá thu nhận ánh sáng để tạo ra các chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trƣờng bên ngoài và thoát hơi nƣớc; Hoa thực hiện thụ phấn, thụ tinh và tạo quả; Quả bảo vệ hạt, góp phần phát tán hạt, hạt nẩy mầm thành cây con duy trì và phát triển nòi giống.

5.1.3. Phân loại

5.1.3.1. Phân loại theo giới thực vật

Cây xanh bao gồm hai nhóm:

- Thực vật bậc thấp: chƣa có rễ, thân, lá, sống ở nƣớc là chủ yếu- các ngành

Hình 5.1 Các lớp tảo

(Nguồn: Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam)

- Thực vật bậc cao: đã có rễ, thân, lá, sống trên cạn là chủ yếu; gồm:

+ Ngành Rêu: rễ giả, lá nhỏ hẹp, có bào tử, sống ở nơi ẩm ƣớt.

+ Ngành Dương xỉ: rễ thật, lá đa dạng, có bào tử sống ở nhiều nơi khác nhau. + Ngành hạt trần: cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt, hạt nằm lộ trên

các lá noãn, chƣa có hoa, có quả.

+ Ngành hạt kín: cơ quan sinh dƣỡng phát triển đa dạng rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép…, trong thân có mạch dẫn hoàn thiện, có hoa, quả, hạt nằm trong quả, hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau, môi trƣờng sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.

Hình 5.2 Các bộ phận của cây xanh (Nguồn:https://humanstudies.education)

Cây tự nhiên từ các hệ sinh thái rừng tự nhiên, cây do con ngƣời trồng hoặc lai tạo.

5.1.3.3. Phân loại theo dạng sống

Cây thân gỗ, cây bụi, cây thân thảo, cây dây leo.

5.1.3.4. Phân loại theo mục đích người sử dụng

Gồm 3 nhóm chính: cây che bóng; cây trang trí, cây che phủ nền.

5.1.4. Vai trò của cây xanh

Cây xanh rất quan trọng với sự sống của con ngƣời cũng nhƣ tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Cây xanh là 1 thành phần không thể thiếu trong bất kì một hệ sinh thái hoàn chỉnh nào. Cây xanh là nhóm sinh vật sản xuất cùng với nấm và vi khuẩn tự dƣỡng. Nhờ quá trình quang hợp, cây xanh hấp thụ khí nhà kính CO2trong bầu khí quyển và trả lại khí Oxy cần cho sự hô hấp của các thực thể sống. Bên cạnh đó, hệ thống rễ cây giúp giữ đất, chống xói mòn và rửa trôi. Khi lá cây rụng hay cây chết đi sinh khối của chúng sẽ không mất đi mà đƣợc giữ lại trong đất, đƣợc vi sinh vật phân hủy và cung cấp chất hữu cơ cho đất. Đặc biệt các bộ phận trên mặt đất lại trở thành nơi ở, sinh cảnh sống cũng nhƣ thức ăn của tất cả các loài động vật kể cả con ngƣời.

Cây xanh đƣợc xem là lá phổi của Trái Đất. Việc mất đi lá phổi này đồng nghĩa với không còn dƣỡng khí để thở cho loài ngƣời, bởi theo tính toán cây xanh sản xuất khoảng một nửa lƣợng Oxy trong bầu khí quyển, nửa còn lại đến từ quá trình quang hợp của các loài tảo dƣới đáy biển. Khi hệ thống sản xuất Oxy còn lại một nửa, con ngƣời không chết nhƣng sẽ phải gặp vấn đề thực sự với việc hô hấp. Và đồng thời nếu không có cây xanh thì không có nhóm sinh vật sản xuất dẫn đến thiếu nguồn thức ăn cho hầu hết nhóm động vật từ đó gây mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên và dễ dẫn đến con đƣờng tuyệt chủng các loài trong tự nhiên.

5.1.4.1. Chức năng cải thiện môi trường sống

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 135 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)