BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 141 - 142)

- Phục vụ cho con ngƣời: cây xanh cung cấp gỗ; củi đốt; cung cấp nguyên liệu nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp nguồn dƣợc liệu quý; nguồn thực phẩm

5.2. BẢO TỒN ĐỘNG VẬT HOANG DÃ

Từ xa xƣa, con ngƣời đã biết dùng những dụng cụ, phƣơng cách thô sơ để săn bắt động vật làm thức ăn. Trong quá trình tăng trƣởng về số lƣợng, mối cân bằng giữa con ngƣời và động vật đã không còn giữ vững đƣợc nhƣ trƣớc - Con ngƣời đã dùng mọi hình thức có thể từ đơn giản đến phức tạp, từ thô sơ đến hiện đại để săn bắt các loài động vật trên cạn ở rừng cao cũng nhƣ ở đồi núi và đông bằng, cho tới các động vật ở nƣớc, từ suối, sông, ao, hồ đến biển sâu…. Chính vì tác động của con ngƣời nhƣ vậy mà số lƣợng động vật đã thay đổi rất nhiều qua các năm, có những loài trở thành

hiếm, có loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt trên toàn thế giới. Nhƣng con ngƣời cũng đã chủ động thuần hoá để chăn nuôi từ những loài thú đầu tiên nhƣ chó, mèo, ngựa, lợn, bò, thỏ... cho đến các loài chim nhƣ gà, vịt, ngỗng… Rồi khi biết đƣợc lợi ích của nhiều loài động vật khác, ngƣời ta đã bắt để nuôi nhƣ ong, hƣơu, nai, khỉ, tắc kè, trăn, rắn… để phục vụ các nhu cầu khác nhau cho con ngƣời.

Tuy nhiên, cùng với nhu cầu ngày một phong phú của con ngƣời, các loài động vật đã bị săn bắt một cách tận diệt dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài, một số thì còn rất ít cá thể trong tự nhiên. Vì vậy để đảm bảo nhu cầu của con ngƣời ta cần có sự hiểu biết một cách đầy đủ về vai trò của các loài động vật và có ý thức bảo tồn động vật hoang dã.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 141 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)