Vai trò của khí quyển đối với đời sống trên trái đất

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 58 - 60)

CHƢƠNG 3 CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE

3.1.2. Vai trò của khí quyển đối với đời sống trên trái đất

Khí quyển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong duy trì và bảo vệ sự sống của trái đất tạo ra những thay đổi đặc trƣng giữa ngày và đêm. Khí quyển có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của động thực vật và con ngƣời trên Trái đất. cụ thể:

- Khí quyển cung cấp lƣợng lớn Oxy (cần thiết cho sự sống trên trái đất) và các loại khí khác để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái đất. Bên cạnh đó, khí quyển còn là một lớp vỏ để bảo vệ trái đất.

- Khí quyển cung cấp CO2 (cần thiết cho quá trình quang hợp của thực vật), cung cấp nitơ cho vi khuẩn cố định nitơ và các nhà máy sản xuất amoniac để tạo chất nitơ cần thiết cho sự sống.

- Khí quyển còn là phƣơng tiện vận chuyển nƣớc từ các đại dƣơng tới đất liền trong chu trình thủy văn toàn cầu. Khí quyển giúpduy trì sự cân bằng nhiệt trên trái đất và bảo vệ sự sống trên trái đất, nhờ khí quyển hấp thụ hầu hết các tia vũ trụ và phần lớn bức xạ điện từ của mặt trời không tới đƣợc mặt đất. Khí quyển chỉ truyền các bức xạ cận cực tím, cận hồng ngoại (3000-2500nm) và các sóng radio (0,1-0,4 micron), đồng thời ngăn cản bức xạ cực tím có tính chất huỷ hoại mô (các bức xạ dƣới 300nm).

Khí quyển đƣợc cấu tạo thành bởi nhiều chất khí đặc trƣng nhƣ nitơ, oxy, một lƣợng nhỏ khí agon hay hơi nƣớc và cacbondioxit và một số chất khác.

Kể từ khi hình thành, bầu khí quyển bị tác động liên tục của nhiều quá trình, trong đó có 3 quá trình chủ yếu là quang hoá, quang hợp và oxy hoá.

- Quang hóa là phân ngành hóa họcquan tâm đến những hiệu ứng hóa học của

ánh sáng. Các phản ứng quang hoá sẽ phân huỷ các phân tử khí dƣớitác động của tia bức xạvũ trụ.Trong tự nhiên, quang hóa có một vai trò rất to lớn, nó là cơ sở cho quang tổng hợp, thị giác, và sự tạo thành vitamin D với ánh sáng Mặt Trời

- Quang hợp là quá trình thu nhận năng lƣợng ánh sáng Mặt trời của thực vật, tảo và một số vi khuẩn để tạo ra hợp chất hữu cơ phục vụ bản thân cũng nhƣ làm nguồn thức ăn chohầu hết các sinh vật trên Trái đất.

+ Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đƣờng glucozo.

+ Tích luỹ năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lƣợng khổng lồ.

+ Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hoà lƣợng hơi nƣớc, CO2 và O2trong không khí, góp phần điều hoà nhiệt độ không khí.

Trong các chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật quang dƣỡng (sống nhờ nguồn năng lƣợng do quang hợp) thƣờng là những mắt xích đầu tiên; nghĩa là các sinh vật còn lại đều sử dụng sản phẩm của quá trình quang hợp phục vụ nhu cầu dinh dƣỡng của chúng.

Quang hợp là chuỗi phản ứng hóa học quan trọng bậc nhất trên Trái đất, vì nó tạo năng lƣợng cho sự sống trong sinh quyển.

- Oxy hóa

Oxi hóa là hiện tƣợng khá phổ biến vào diễn ra hàng ngày, hàng giờ trong cuộc sống và cả cơ thể của chúng ta. Quá trình này mang đến những ứng dụng và cả tác hại lên đời sống của con ngƣời.

+ Oxy hóa: là quá trình một chất (phân tử, nguyên tử hoặc các ion) bị mất đi

electron do một chất khác (chất oxi hóa). Việc mất electron khiến cho chất đó bị biến đổi, rối loạn. Nhƣ vậy chất oxi hóa là những chất nhận electron của chất khác, khiến cho phân tử chất đó bị biến đổi và hƣ hỏng.

+Quá trình khử: ngƣợc lại quá trình oxi hóa là quá trình khử. Khử là quá trình một phân tử nhận thêm electron do một phân tử khác (chất chống oxy hóa) cho thêm. Việc nhận electron khiến cho phân tử đó đƣợc cân bằng, trung hòa. Quá trình oxy hóa và khử xảy ra cùng nhau (Phản ứng oxi hóa - khử).

Ở đâu có oxy ở đó có thể xảy ra oxy hóa. Phản ứng hóa học xảy ra khi oxy tác dụng với một chất nào đó (đơn chất hay hợp chất), dẫn đến biến đổi về hình dạng, màu sắc. Ví dụ các loại trái cây bị thâm đen, biến đổi màu, các vật liệu bằng sắt bị gỉ sét khi để ngoài không khí.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)