4. Chất thải không tái chế/không có khả năng
4.3. RÁC THẢI LÀ NGUỒN TÀI NGUYÊN 1 Rác thải là nguồn tài nguyên
4.3.1. Rác thải là nguồn tài nguyên
Rác thải đƣợc xem là một loại nguồn tài nguyên quý giá mà con ngƣời có thể tái sử dụng, tái chế. Nghiên cứu ƣớc tính rằng giá trị tiềm năng của nguồn rác thải trên toàn thế giới là 50 tỉ USD. Riêng trữ lƣợng vàng từ lƣợng rác thải này đã bằng 10% số vàng đƣợc khai thác hàng năm.
Một nghiên cứu của trƣờng Đại học Liên Hợp Quốc cho biết trong năm 2014, có tới 300 tấn vàng và 1.000 tấn bạc đã bị đổ vào các bãi rác thải trên khắp thế giới. Loại kim loại quý giá này đƣợc sử dụng làm thành phần cho các linh kiện thiết bị điện tử. Cứ một triệu điện thoại di động bị vứt đi có thể chứa khoảng 15.875kg đồng, 350kg bạc, 34kg vàng và gần 15kg paladium. Mặc dù rác điện tử có những nguy hại tới môi trƣờng và sức khỏe nhƣng nên nhìn nhận đây nhƣ một nguồn tài nguyên.
Các nghiên cứu cho thấy rác thải có thể đem lại nguồn lợi nhuận rất lớn:
- Có đến 60% những thứ bị vứt vào thùng rác có thể tái chế,
- 50% rác thải gia đình có thể làm phân compost,
- 100% thủy tinh đã sử dụng có thể tái chế,
- Giấy tái chế chỉ cần 70% năng lƣợng và sinh ra ít hơn 73% ô nhiễm so với việc sản xuất giấy từ nguyên liệu thô,
- Tái chế một hộp thiếc có thể tiết kiệm năng lƣợng đủ để mở tivi trong ba giờ,
- Tái chế một chai thuỷ tinh có thể tiết kiệm năng lƣợng để phát cho máy tính trong 25 phút,
- Tái chế một chai nhựa có thể tiết kiệm năng lƣợng đủ để phát bóng đèn 60W trong ba giờ.
Lƣợng kim loại có trong một điện thoại di động g
Au 0,028
Ag 0,189
Cu 13,71
Pd 0,014
Hình 4.1. Các kim loại có giá trị trong rác thải điện thoại di động