- Phục vụ cho con ngƣời: cây xanh cung cấp gỗ; củi đốt; cung cấp nguyên liệu nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp nguồn dƣợc liệu quý; nguồn thực phẩm
d) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về Bảo tồn:
5.3.2.2. Truyền bệnh theo đường sinh học
Truyền bệnh sinh học là gây bệnh bắt buộc phải qua vòng nhân lên, phát triển về số lƣợng ở trong cơ thể vật chủ trung gian (động vật chân đốt) trƣớc khi chúng có thể truyền tác nhân gây bệnh vào vật chủ là ngƣời. Thời kỳ ủ bệnh yêu cầu phải có sự thâm nhiễm của tác nhân gây bệnh vào côn trùng, thông thƣờng bằng đƣờng tiêu hoá trƣớc khi chúng trở thành tác nhân gây nhiễm cho ngƣời. Sự truyền bệnh cho ngƣời hoặc các động vật có xƣơng sống khác có thể tƣơng tự nhƣ sự tiêm chích, trong quá trình hút máu của côn trùng các mầm bệnh từ các tuyến nƣớc bọt của chúng truyền vào ngƣời và động vật hoặc sự chảy ngƣợc trở lại vào vết đốt; có thể là sự lắng đọng các mầm bệnh từ phân vào da và những chất có khả năng thấm qua vết đốt hoặc những vùng tổn thƣơng do vết gãi.
Đa số bệnh truyền nhiễm bao gồm 3 yếu tố trong đó 2 yếu tố sống chính là vật chủ và vật ký sinh, còn yếu tố thứ 3 là đƣờng truyền. Bệnh lây qua tác nhân trung gian truyền bệnh bao gồm ít nhất là 3 yếu tố tham gia vào với điều kiện môi trƣờng thích hợp:
- Cơ thể ngƣời và động vật không đƣợc bảo vệ.
- Tác nhân truyền bệnh (muỗi, ve, bọ chét, ruồi nhà,...)
Hình 5.3. Các yếu tố chính của bệnh lây qua tác nhân truyền bệnh
Do vậy, muốn khống chế bệnh môi trƣờng có hiệu quả, chỉ cần phá vỡ một khâu (một mắt xích) trong quá trình gây bệnh đƣợc mô tả trong sơ đồ trên. Nếu có thể tiêu diệt hết tác nhân gây bệnh hoặc vật chủ trung gian thì tiêm phòng vắc-xin cho cơ thể ngƣời và động vật sẽ có thể tránh đƣợc các bệnh truyền nhiễm. Nhƣng trên thực tế thƣờng chúng ta phải tác động vào cả 3 mắt xích trong quá trình gây bệnh mới có thể kiểm soát đƣợc một bệnh nhiễm trùng nào đó.