Quá trình hình thành ý tưởng sản xuất xanh

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 117 - 119)

4. Chất thải không tái chế/không có khả năng

4.4.2.1. Quá trình hình thành ý tưởng sản xuất xanh

Trong những thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nƣớc đang phát triển. Điều này đã làm gia tăng nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên và nảy sinh các vấn đề môi trƣờng không chỉ mang tính khu vực mà còn tác động đến môi trƣờng toàn cầu.

Phát sinh chất thải là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ quá trình sản xuất công nghiệp hay dịch vụ nào. Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trƣờng do khí thải, nƣớc thải và chất thải rắn.

Hình 4.13. Quy trình sản xuất công nghiệp

Chúng ta biết rằng bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng không đạt hiệu suất 100%. Điều đó có nghĩa là đã có cái gì đó mất đi vào môi trƣờng trong quá trình sản xuất và không thể chuyển hóa thành sản phẩm hữu ích đƣợc. “Cái gì đó” ở đây là thất thoát nguyên, nhiên liệu, năng lƣơng… trong quá trình sản xuất.

Thất thoát ở đây gọi chung là chất thải và chúng trở thành trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp phải xử lý

Tỷ lệ phần trăm chất thải phát sinh thƣờng rất cao, nhƣng rất ít ngành công nghiệp nhận ra điều đó.

Ví dụ: Tiêu thụ nguyên liệu nhà máy nhiệt điện

Quá trình sản xuất (Process) Nguyên liệu (Raw materials) Năng lƣợng (Energy) Sản phẩm (Products) Khí thải (Emisions) Nƣớc thải (Wastewater) Chất thải rắn (Solidwaste)

Hình 4.14. Tiêu thụ nguyên liệu nhà máy nhiệt điện

Hiệu suất nhà máy nhiệt điện hiện đại chỉ đạt hiệu suất 40%, trung bình chỉ đạt khoảng 33%. Nhƣ vậy, sử dụng hết ba đơn vị năng lƣợng nhiệt thì chỉ có một đơn vị năng lƣợng biến thành điện năng, hai đơn vị còn lại sẽ trở thành nguồn ô nhiễm cho môi trƣờng xung quanh.

Nhƣ vậy, ta thấy ở đây nảy sinh hai vấn đề cần đƣợc quan tâm là:

- Đối với doanh nghiệp: Bị thất thoát nguyên liệu đầu vào, phải trả chi phí cho việc xử lý chất thải ảnh hƣởng đến vấn đề kinh tế.

- Đối với xã hội: Phải tiếp nhận chất ô nhiễm ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng sống, gây các vấn đề môi trƣờng toàn cầu: Biến đổi khí hâu, nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tài nguyên, hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon,…

Trong thực tế sản xuất, việc tối ƣu hóa chi phí cho quá trình sản xuất chỉ tập trung vào năng suất và thƣờng bỏ qua khả năng phát sinh chất thải. Bởi vì mục tiêu của nhà sản xuất là phải làm thế nào để tạo ra năng suất cao mặc dù có thể tiêu thụ nhiều nguyên liệu thô và nhiên liệu: điều này đã dẫn tới gia tăng chất thải và ảnh hƣởng tới chất lƣợng môi trƣờng sống, gây ra các vấn đề môi trƣờng toàn cầu

Chính phủ có nhiệm vụ BVMT cho ngƣời dân  gây sức ép đối với doanh nghiệp cần hạn chế tối đa thải chất thải ra môi trƣờng.

Nhƣ chúng ta đã biết mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của con ngƣời và môi trƣờng tự nhiên, đó là mối quan hệ tƣơng quan hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau, có thể cùng thúc đẩy hoặc kìm hãm lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để hài hòa mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên, hoạt động sản xuất cần duy trì lâu dài, cải thiện và tăng cƣờng các chức năng của môi trƣờng, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững đặc biệt là trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trƣờng, sự cạn kiện của các nguồn tài nguyên, năng lƣợng hóa thạch, nguồn lực sản xuất hữu hạn, các ngành kinh tế phải đối mặt với nhiều áp lực để cạnh tranh và phát triển, đã thúc đẩy

Nhà máy nhiệtđiện

Nhiênliệu Điện năng

100% 33%

con ngƣời nghĩ đến các giải pháp nhƣ: tăng trƣởng xanh, sản xuất sạch hơn, sản xuất tiêu dùng bền vững, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, tài chính xanh,…

Thế giới bƣớc vào thế kỷ XXI đòi hỏi yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế xanh, bền vững, theo đó mọi quốc gia đều hƣớng tới thúc đẩy nhanh hơn quá trình tái cơ cấu sản phẩm bằng cách sử dụng những công nghệ mới để sản xuất sạch hơn, tiêu thụ ít nguyên liệu, tạo ra ít phế thải và ít gây ô nhiễm môi trƣờng hơn...

“Xanh hóa” là thuật ngữ hiện phổ biến và chính thức cả trong nghiên cứu khoa học và trong quản lý phát triển theo hƣớng phát triển bền vững (PTBV), đƣợc xuất hiện gắn với bối cảnh tác động của BĐKH càng ngày càng diễn ra mạnh mẽ. “Xanh” gắn với nhiều khái niệm phát triển quan trọng nhƣ tăng trƣởng xanh, phát triển xanh, kinh tế xanh, sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, tài chính xanh,…

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 117 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)