Thiết kế xây dựng làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng năng lượng tự nhiên

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 185 - 192)

- Phục vụ cho con ngƣời: cây xanh cung cấp gỗ; củi đốt; cung cấp nguyên liệu nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp nguồn dƣợc liệu quý; nguồn thực phẩm

c. Thiết kế xây dựng làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng năng lượng tự nhiên

phần tiết kiệm năng lƣợng. Đối với hệ thống chiếu sáng công cộng (chiếu sáng đƣờng, công viên…), vào những giờ có lƣu lƣợng phƣơng tiện tham gia giao thông thấp, cần tự động tắt bớt một số đèn đƣờng, hoặc vào những giờ ít ngƣời đến công viên, tắt bớt một số lớn đèn chiếu sáng trang trí và một phần đèn chiếu sáng thông thƣờng.

+ Tự động tắt mở máy điều hòa nhiệt độ, lò sƣởi.

+ Tự động tiết giảm hệ thống làm mát cƣỡng bức máy móc.

Ví dụ việc bơm nƣớc cho tháp giải nhiệt của hệ thống lạnh. Khi hệ thống làm việc với công suất thấp, việc bơm nƣớc làm mát tháp giải nhiệt là không cần thiết hoặc không cần vận hành hết công suất máy bơm. Lúc đó máy bơm nƣớc sẽ đƣợc ngƣng hoạt động hoặc vận hành ở chế độ tiết giảm, công suất thấp.

+ Tự động điều chỉnh góc nhận ánh nắng Mặt Trời.

Đối với các thiết bị sử dụng năng lƣợng Mặt Trời, việc điều chỉnh góc nhận ánh sáng giúp tăng thêm hiệu suất của thiết bị.

c. Thiết kế xây dựng làm giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và tận dụng năng lượng tự nhiên tự nhiên

Các văn phòng làm việc không phải đóng kín cửa để mở đèn làm việc, mở máy điều hòa nhiệt độ… Sự sáng tạo trong việc giảm thiểu tiêu thụ năng lƣợng là không giới hạn.

+ Thiết kế tận dụng nguồn ánh sáng tự nhiên, ánh sáng gần giống ánh sángMặt Trời nhất.

+ Thiết kế tận dụng làm mát từ sức gió tự nhiên + Bố trí hệ thống điều hòa nhiệt độ hợp lý

Máy điều hòa nhiệt độ làm việc trên nguyên tắc lấy nhiệt từ môi trƣờng này thải ra môi trƣờng khác. Vì vậy phía nguồn nóng của máy, nhiệt độ sẽ cao hơn môi trƣờng xung quanh. Bố trí các nguồn nóng sao cho nhiệt từ nguồn nóng tản tốt vào môi

trƣờng xung quanh sẽ làm tăng hiệu suất làm việc của máy điều hòa. Đồng thời hạn chế bố trí nhiều nguồn nóng cạnh nhau…

+ Bố trí chiếu sáng nhân tạo thích hợp

Ngoài việc tận dụng độ phản xạ ánh sáng trên trần nhà, trên tƣờng hay sàn nhà, việc sử dụng bóng đèn có hiệu suất cao cũng quan trọng không kém. Các bóng đèn sợi đốt đƣợc khuyến cáo hạn chế sử dụng, thay vào đó là các bóng đèn compact, đèn huỳnh quang…

+ Lắp đặt bộ điều khiển thông minh

Các bộ cảm biến nhiệt độ và ánh sáng đƣợc lắp đặt sẽ dò độ sáng và nhiệt độ của phòng làm việc.

+ Việc bố trí các bồn chứa nƣớc

Nên sử dụng các loại bồn chứa nƣớc cho từng tầng riêng biệt, nhƣ chẳng hạn bồn đặt ở tầng trên sử dụng cấp nƣớc cho tầng dƣới kế tiếp…

+ Thiết kế hệ thống điều hòa nhiệt độ tập trung

6.4.2. Giải pháp con ngƣời

Về mặt con ngƣời, giải pháp là nâng cao ý thức tiết kiệm năng lƣợng, tránh lãng phí năng lƣợng trong quá trình sử dụng.

Tuyên truyền, giải thích sự cần thiết của việc tiết kiệm năng lượng

Tuyên truyền, giải thích, vận động tiết kiệm năng lƣợng trong cộng đồng dân cƣ sẽ góp phần tiết kiệm phần lớn năng lƣợng.

a) Tuyên truyền, giải thích phải mang tính đại chúng.

Đối tƣợng của việc tuyên truyền, vận động tiết kiệm năng lƣợng là đa số ngƣời dân, đủ mọi thành phần trong xã hội. Vì vậy công việc này cần mang tính đại chúng. Ngôn ngữ sử dụng càng đơn giản, dễ hiểu càng tốt. Các bà nội trợ không quan tâm đến chất lƣợng điện năng hay độ ổn định của hệ thống điện. Các tài xế không cần quan tâm đến trữ lƣợng dầu mỏ. Họ chỉ quan tâm đến việc chi tiêu của họ. Chẳng hạn nhƣ

khuyên các bà nội trợ tắt bếp ga một phút trƣớc khi nấu chín nồi canh, các tài xế nên tắt máy nếu thời gian chờ đèn đỏ quá lâu, các nhân viên văn phòng tắt máy điều hòa nhiệt độ hay lò sƣởi năm phút trƣớc khi rời công sở… Hiện nay trên truyền hình đã thấy xuất hiện các lời khuyên sử dụng bóng đèn compact, đèn huỳnh quang thay cho bóng đèn sợi đốt.

b) Phổ biến kiến thức khoa học dƣới dạng các cuộc thi.

Các cuộc thi trên truyền hình ngày càng thu hút nhiều ngƣời quan tâm. Đó chính là cơ hội phổ biến các kiến thức khoa học về việc tiết kiệm năng lƣợng.

c) Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm.

Hạn chế sử dụng điện trong các giờ cao điểm giúp các nhà máy điện và các lƣới truyền tải giảm áp lực hoạt động, nhƣ vậy các nhà máy hay lƣới truyền tải sẽ hoạt động ở chế độ tối ƣu nhiều hơn, làm giảm tổn hao năng lƣợng để vận hành ở chế độ quá tải, nâng cao chất lƣợng điện năng.

d) Giáo dục ý thức tiết kiệm năng lƣợng cho học sinh.

Đƣa việc giáo dục ý thức tiết kiệm năng lƣợng vào trong nhà trƣờng sẽ có hiệu quả to lớn trong tƣơng lai. Mỗi công dân sau này sẽ có sẵn những kiến thức và việc tiết kiệm năng lƣợng tạo thành thói quen.

e) Phát động những phong trào để gây hiệu ứng mạnh.

Thủ tƣớng Nhật đã phát động phong trào không đeo cà vạt tại công sở để tiết kiệm năng lƣợng trong việc giảm bớt hoạt động của máy điều hòa nhiệt độ. Việc làm thì có vẻ không lớn nhƣng đã ảnh hƣởng mạnh mẽ đến ý thức tiết kiệm năng lƣợng của không chỉ ngƣời dân Nhật.

f) Tổng kết và khen thƣởng

Tổ chức tổng kết hiệu quả của việc tiết kiệm năng lƣợng hàng năm. Sẽ thấy đƣợc hiệu quả từ việc làm tiết kiệm năng lƣợng có ảnh hƣởng to lớn cho xã hội bên cạnh việc tiết kiệm chi tiêu cho chính gia đình.

Việc tiêu thụ năng lƣợng nhiều hay ít là quyền của mỗi ngƣời, nhƣng ảnh hƣởng của việc tiêu thụ nhiều năng lƣợng thì buộc ngƣời tiêu thụ phải có trách nhiệm. Chẳng hạn nhƣ tăng độ không ổn định của hệ thống điện, thải nhiều chất khí độc hại

vào môi

trƣờng, gây hiệu ứng nhà kính làm nóng địa cầu, làm biến đổi khí hậu… ( Ví dụ vƣợt 1 thì đóng phí 1, vƣợt 2 thì đóng phí 3 – thay vì đóng phí 2). Một ngƣời mua xe hơi cá nhân với dung tích máy lớn phải đóng các khoản phí hàng năm cho việc tiêu thụ vƣợt định mức này.

6.4.3. Giải pháp chiến lƣợc: chính sách năng lƣợng

Quy hoạch phát triển năng lượng

Đối với các nƣớc phát triển, xu hƣớng đầu tƣ ra nƣớc ngoài các ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lƣợng cũng là một phần trong chính sách năng lƣợng của họ. Giữ lại trong nƣớc các ngành công nghệ cao và tiêu tốn ít năng lƣợng hơn. Dù vậy tùy từng giai đoạn cụ thể có thể quy hoạch phát triển năng lƣợng sao cho tiết kiệm năng lƣợng đồng thời không ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế.

a) Xác định các nguồn năng lƣợng sơ cấp

Các nguồn năng lƣợng sơ cấp đƣợc xác định bao gồm: than, dầu mỏ, khí đốt, sức nƣớc, thủy triều, gió, địa nhiệt, củi gỗ, khí sinh học, nguyên liệu cho năng lƣợng nguyên tử (Uranium)…

b) Đánh giá mức độ tiêu thụ của từng ngành, từng khu vực

Có thể chia việc tiêu thụ năng lƣợng thành các nhóm chính: công nghiệp, thƣơng mại-dịch vụ, sinh hoạt, giao thông vận tải, nông nghiệp. Nông thôn Việt Nam tiêu thụ năng lƣợng dƣới nhiều dạng, từ năng lƣợng thô đến năng lƣợng thứ cấp. Tuy điện ngày càng đƣợc dùng nhiều hơn nhƣng việc sử dụng than củi, rơm rạ cũng chiếm phần lớn trong cơ cấu năng lƣợng phục vụ sinh hoạt. Việc đánh giá mức độ tiêu thụ năng lƣợng của từng ngành, từng khu vực nhằm mục đích quy hoạch sử dụng năng lƣợng sao cho có lợi nhất. Tỉ lệ sử dụng các nguồn năng lƣợng sơ cấp, thứ cấp của từng ngành khác nhau theo từng giai đoạn, vì vậy quy hoạch cũng phải theo từng giai

đoạn. Ví dụ:- Đầu vào: năng lƣợng hạt nhân, địa nhiệt, sức nƣớc, thủy triều phục vụ sản xuất điện năng; năng lƣợng dầu mỏ dùng phát điện, chạy máy móc công nghiệp, vận tải… - Đầu ra: ngành vận tải sử dụng chủ yếu năng lƣợng từ dầu mỏ, khí đốt; công nghiệp sử dụng hầu hết các dạng năng lƣợng nhƣng phần lớn từ điện năng…Quy hoạch phát triển năng lƣợng là bài toán tối ƣu về kinh tế - kỹ thuật. Giải quyết tốt vấn đề này làm cho việc sử dụng năng lƣợng hiệu quả cao, góp phần tiết kiệm năng lƣợng.

Ứng dụng công nghệ mới

a) Đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị và đầu tƣ mới thiết bị.

Đầu tƣ mới thiết bị hiện đại giúp giảm thiểu chi phí nhiên liệu cho sản phẩm. Ví dụ nhƣ việc thay thế các tua bin hơi nƣớc tại các nhà máy nhiệt điện bằng các tua bin khí sử dụng chu trình hỗn hợp.

b) Đào tạo nguồn nhân lực trìnhđộ cao.

Bên cạnh việc đầu tƣ công nghệ cao, cần có đội ngũ ngƣời làm kỹ thuật và quản lý trình độ cao nhằm nghiên cứu để có các thành quả công nghệ mới trong việc giảm tiêu thụ năng lƣợng trong sản xuất.

Tận dụng khai thác các nguồn năng lượng tái tạo

a) Sức nƣớc

Phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn, giải quyết việc làm cho ngƣời dân các vùng cao, giáo dục ý thức bảo vệ môi trƣờng…

b) Sức gió

Gió sẽ làm quay cánh quạt máy phát điện, cũng có thể làm quay máy bơm nƣớc vào hồ dự trữ để phát điện dƣới dạng thủy điện. Việc bơm nƣớc có thể không ổn định nhƣng việc xả nƣớc để phát điện là ổn định. Nƣớc sau khi đƣợc xả để phát điện lại đƣợc sức gió bơm ngƣợc vào hồ chứa trên cao.

Cũng nhƣ sức gió, Việt Nam nhận đƣợc rất nhiều năng lƣợng Mặt Trời. Hỗ trợ cho ngƣời dân vùng quê sử dụng điện Mặt Trời nhằm chia sẻ gánh nặng từ lƣời điện quốc gia; Hỗ trợ phát triển các thiết bị sử dụng năng lƣợng Mặt Trời không dƣới dạng điện năng, nhƣ các bồn chứa nƣớc, hoặc các máy điều hòa nhiệt độ sử dụng năng lƣợng Mặt Trời… cũng nhƣ khuyến khích phát triển các thiết bị sử dụng năng lƣợng chuyển đổi giữa điện năng và năng lƣợng Mặt Trời.

d) Nghiên cứu phát triển các dạng năng lƣợng khác nhƣ địa nhiệt, khí sinh học…

Đầu tư nhà máy điện hạt nhân

Sản xuất điện từ năng lƣợng hạt nhân vì lý do an toàn và chất thải gây ô nhiễm môi

trƣờng. Do đó giảm phát điện từ năng lƣợng hạt nhân là điều tất yếu. Riêng ở Việt Nam nếu không đầu tƣ cho năng lƣợng hạt nhân thì sự phát triển kinh tế phụ thuộc quá nhiều về nguồn dầu mỏ đang hết sức bấp bênh trên thị trƣờng thế giới. Đầu tƣ cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất không có nghĩa là đảm bảo đủ năng lƣợng cho phát triển trong giai đoạn hiện nay. Nguồn năng lƣợng hạt nhân góp phần giúp ổn định hơn về phát triển kinh tế. Sử dụng quá nhiều năng lƣợng từ dầu mỏ làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu quý giá này.

Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam

Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có nhiều tài nguyên để phát triển năng lƣợng tái tạo. Việc khai thác các nguồn năng lƣợng tái tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lƣợng và phát triển bền vững. Việt Nam có vị trí địa lý, đƣờng bờ biển dài, đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa và nền kinh tế nông nghiệp, có nguồn năng lƣợng tái tạo dồi dào và đa dạng, cho nên có thể khai thác cho sản xuất năng lƣợng nhƣ thủy điện, điện gió, điện mặt trời, sinh khối, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học, điện rác…

Phát triển năng lƣợng tái tạo nói chung và sản xuất điện từ NLTT nói riêng là xu thế tất yếu hiện nay trên thế giới vừa để đáp ứng nhu cầu năng lƣợng ngày càng tăng, vừa đảm bảo thân thiện với môi trƣờng và ứng phó hiệu quả với biến đổi khí

hậu. Với quy mô, tốc độ, tỷ trọng và cơ cấu của NLTT có sự khác nhau giữa các khu vực và giữa các nƣớc, cho thấy tuy phát triển NLTT là tất yếu, nhƣng các nƣớc trên thế giới không phải “xếp hàng ngang cùng tiến” mà mỗi nƣớc có lộ trình, bƣớc đi, cách thức khác nhau phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng nƣớc theo tinh thần “liệu cơm gắp mắm”.

Không có một cơ cấu, tỷ trọng NLTT hợp lý giống nhau cho tất cả các nƣớc và thống nhất cho mọi thời kỳ. Điều cơ bản là phải đảm bảo an ninh năng lƣợng trên cơ sở đáp ứng đồng thời các yêu cầu: Cung cấp năng lƣợng đủ, kịp thời, ổn định, tin cậy, bảo vệ môi trƣờng và giá cả phù hợp với khả năng chịu đựng của nền kinh tế, cũng nhƣ khả năng chi trả của ngƣời dân. Theo đó, có chiến lƣợc phát triển năng lƣợng nói chung, cũng nhƣ NLTT nói riêng, phù hợp với từng nƣớc và từng thời kỳ, trong đó xác định cơ cấu hợp lý là bài toán thƣờng xuyên phải cập nhật các dữ liệu mới có liên quan phù hợp với bối cảnh mới.

Tóm lại, để phát triển NLTT một cách hiệu quả và bền vững cần phải:

1/ Xác định đúng và khai thác hợp lý tiềm năng, lợi thế của từng nguồn NLTT sẵn có trong nƣớc.

2/ Có các giải pháp đồng bộ về quy hoạch - kinh tế - kỹ thuật - cơ sở hạ tầng ứng phó thích hợp với đặc điểm của các nguồn NLTT nói chung và từng nguồn NLTT nói riêng, nhất là tạo điều kiện thuận lợi trong giai đoạn khởi nghiệp, hạn chế đến mức tối thiểu các tác động phát sinh bởi tính “đỏng đảnh” và phát huy tối đa nguồn cung dồi dào mang tính thời điểm và theo địa bàn của chúng.

CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Giải thích tại sao năng lƣợng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của con ngƣời? Hãy cho ví dụ cụ thể?

2. Hãy giải thích tại sao năng lƣợng hóa thạch là nguyên nhân chính gây suy thoái và ô nhiễm môi trƣờng? Lấy 1 ví dụ cụ thể đối với 1 loại nguyên liệu hóa thạch bất kì?

3. Làm thế nào để phát triển mạnh mẽ hơn việc sử dụng các nguồn năng lƣợng tái tạo?

4. Giải thích tại sao năng lƣợng sạch đóng vai trò quan trọng tại Việt Nam? Hãy cho ví dụ cụ thể?

5. Hãy giải thích tại sao năng lƣợng sạch là giải pháp cho sự phát triển bền vững? Lấy 1 ví dụ cụ thể đối với 1 loại tài nguyên năng lƣợng sạch tại Việt Nam? 6. Viết ý tƣởng của em về năng lƣợng sạch? Công trình ấn tƣợng của em về năng

lƣợng sạch

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lý Ngọc Minh – Năng lƣợng và Môi trƣờng, NXB KHKT, 2012

[2]. Trần Khắc An, Đào Mạnh Tuấn - Vấn đề an ninh năng lƣợng, NXB KH&KT, 2016

[3]. BP Statistical Review of World Energy 2019 và 2020.

[4]. Nguyễn Cảnh Nam: Chính sách giá điện thế giới: Tham khảo cho trƣờng hợp Việt Nam.

[5]. Lã Hồng Kỳ - Đỗ Thị Minh Ngọc: Đề xuất định hƣớng cơ cấu nguồn điện cho Quy hoạch VIII.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 185 - 192)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)