Hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ôzôn

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 76 - 79)

CHƢƠNG 3 CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE

3.5.3.2. Hiệu ứng nhà kính và thủng tầng ôzôn

Là quá trình nóng lên một cách tự nhiên do sự có mặt của các khí nhà kính trong khí quyển (giống hiện tƣợng ấm lên bên trong các nhà kính nên gọi là hiệu ứng nhà kính- green house effect).

Hình 3.10. Hiệu ứng khí nhà kính

Nguồn: The National Academy of Sciences, USA

Các khí nhà kính trong bầu khí quyển bao gồm các khí nhà kính tự nhiên và các khí phát thải do các hoạt động của con ngƣời. Các khí nhà kính là các khí có khả năng hấp thu bức xạ hồng ngoại. Các khí này không hấp thu các bức xạ của mặt trời nên các bức xạ hồng ngoại từ trái đất bị các khí nhà kính hấp thu, ngăn không cho năng lƣợng thoát ra ngoài không gian, khiến cho nhiệt độ khí quyển tăng lên, sinh ra hiệu ứng nhiệt.

- Một số khí nhà kính tiêu biểu:

+ Carbon Dioxit (CO2, đóng góp 60% cho quá trình làm tăng nhiệt độ khí quyển), + Hơi nƣớc + Methane (CH4) + Ôxit Nitơ (N2O) + Ozone (O3) + Chlorofluorocarbons (CFC).

- Nhiệt độ bề mặt trung bình của trái đất đƣợc quyết định bởi sự cân bằng giữa:

+ Năng lƣợng mặt trời chiếu xuống trái đất.

+ Năng lƣợng bức xạ nhiệt từ bề mặt trái đất vào vũ trụ.

Bức xạ nhiệt của mặt trời là bức xạ sóng ngắn dễ dàng xuyên qua lớp khí nhà kính (CO2, NOx, CH4, CFC, ...), còn bức xạ nhiệt từ trái đất là bức xạ nhiệt sóng dài nên không thể xuyên qua lớp khí nhà kính.

Hình 3.11. Cơ chế gây ra hiệu ứng nhà kính

Nguồn: climatechange

- Các ƣu và nhƣợc điểm của hiệu ứng nhà kính:

+ Ưu điểm: nếu không có "hiệu ứng nhà kính" của khí quyển thì trái đất sẽ luôn bị lạnh cóng và nhiệt độ trung bình của bề mặt trái đất sẽ không phải là 15oC mà đã là -18 oC.

+ Nhược điểm: nếu hiệu ứng nhà kính xảy ra quá mức sẽ dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ trái đất và biến đổi khí hậu cùng nhiều hiện tƣợng cực đoan đi kèm. + Hiệu ứng nhà kính là sự gia tăng (theo dự báo) tỷ lệ lƣu giữ năng lƣợng ở lại

tầng đối lƣu dẫn đến việc nhiệt độ khí quyển tăng lên tới mức có hại tới môi trƣờng, khí hậu toàn cầu.

+ Theo dự đoán của Ủy ban Thế giới về Môi trƣờng và Phát triển của Liên hợp quốc, nhiệt độ của trái đất trong thế kỷ tới sẽ tăng từ 1,5 đến 4,5oC so với nhiệt độ hiện nay do sự gia tăng của khí nhà kính từ các hoạt động của con ngƣời.

Hình 3.12. Biến thiên nhiệt độ tháng 2 từ 1880-2016

Nguồn từ dữ liệu NASA GISS

- Tác động đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời:

+ Trái đất đang nóng dần lên theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên Hiệp Quốc tháng 10-2018.

+ Biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ đến hiện tƣợng nóng lên của trái đất do hoạt động của con ngƣời gây ra (Trần Thanh Xuân và cộng sự, 2011).

+ Sự thay đổi thành phần và chất lƣợng khí quyển có hại cho môi trƣờng sống của con ngƣời và các sinh vật trên Trái đất.

+ Sự biến đổi của lƣợng mƣa (cƣờng độ mƣa) trên Trái đất.

+ Sự dâng cao mực nƣớc biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)