4. Chất thải không tái chế/không có khả năng
4.4.2.3. Cách thức tiếp cận và thay đổi giải pháp bảo vệ môi trường và mô hình sản xuất
Theo chƣơng trinh môi trƣờng Liên Hợp Quốc - UNEP (2011) “SXX với mục đích chính là giảm lƣợng tài nguyên thiên nhiên để tạo ra sản phẩm thông qua việc sử dụng các quy trình sản xuất tiết kiệm năng lƣợng và tài nguyên, đồng thời giảm tác động tiêu cực đến môi trƣờng thông qua việc giảm thiểu chất thải và ô nhiễm. Theo nghĩa rộng, SSX liên quan đến tái thiết kế sản phẩm, hệ thống sản xuất và mô hình kinh doanh, cũng nhƣ trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất trong việc thu hồi, sử dụng hiệu quả tài nguyên và sản xuất sạch và tái chế một cách tối đa”
Sản xuất bền vững (SXBV)
Khái niệm về SXBV: Phát triển các quy trình, sản phẩm và dịch vụ ít ô nhiễm và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn để tăng hiệu suất và giảm tác hại và rủi ro cho con ngƣời và môi trƣờng
Định nghĩa Sản xuất bền vững: “Tạo ra sản phẩm và dịch vụ sử dụng các quá trình và hệ thống, mà:
- Không ô nhiễm;
- Bảo tồn năng lƣợng và tài nguyên thiên nhiên;
- Hiệu quả kinh tế (economically viable);
- An toàn và lành mạnh cho công nhân, cộng đồng & ngƣời tiêu thụ, và
- Mang lại khích lệ mang tính xã hội và tính sáng tạo cho tất cả các ngƣời làm việc.”
4.4.2.3. Cách thức tiếp cận và thay đổi giải pháp bảo vệ môi trường và mô hình sản xuất xuất
Các mô hình sản xuất công nghiệp truyền thống của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào việc khai thác, sử dụng lao động và tài nguyên giá rẻ để sản xuất, quá trình sản xuất chủ yếu tập trung vào số lƣợng sản phẩm, thƣờng chỉ chú trọng đến tăng trƣởng kinh tế mà ít quan tâm việc BVMT, thƣờng không hoặc thực hiện đối phó các biện pháp BVMT. Điều này đã dẫn đến năng suất lao động thấp, tiêu hao nhiều nguyên liệu và phát thải ô nhiễm lớn. Gây ra các xung đột lớn về phát triển kinh tế, xã hội và môi trƣờng. Hình thức tăng trƣởng này của doanh nghiệp đƣợc gọi là tăng trƣởng nâu (khai thác).
Phát sinh chất thải là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳquá trình sản xuất công nghiệp nào. Mức độ phát thải về lƣợng cũng nhƣ mức độ ô nhiễm của một quá
trình sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ: nguyên vật liệu, quản lý sản xuất, công nghệ, thiết bị, mức độ tận dụng –tái sử dụng và xử lý chất thải… Cách tiếp cận, ứng phó với các vấn đề ô nhiễm chất thải công nghiệp qua các giai đoạn khác nhau
Trƣớc các xung đột về phát triển kinh tế và môi trƣờng các doanh nghiệp đã tiến hành xử lý các vấn đề ô nhiễm bằng các cách tiếp cận ứng phó với ô nhiễm công nghiệp thay đổi theo từng giai đoạn nhƣ sau:
- Cho đến giữa thế kỷ 20: Bỏ qua, phớt lờ việc gây ra ô nhiễm môi trƣờng. Con ngƣời trông chờ vào khả năng tự làm sạch của môi trƣờng tự nhiên để giải quyết lƣợng chất thải đƣợc thải ra môi trƣờng.
- 1960s: Khuếch tán hoặc pha loãng chất ô nhiễm
- 1970s: Xử lý cuối đƣờng ống
- 1980s: Tái chế và tái sử dụng nguồn năng lƣợng
- 1990s: Các biện pháp phòng ngừa/SXSH
Phớt lờ ô nhiễm (Ignorance of pollution)
Không quan tâm đến hậu quả do ô nhiễm gây ra chƣa thực sự nghiêm trọng, mức độ phát triển của các ngành công nghiệp còn nhỏ lẻ.
Pha loãng và phát tán (Dilute and disperse)
Pha loãng: Dùng nƣớc nguồn để pha loãng nƣớc thải trƣớc khi đổ vào nguồn nhận.
Phát tán: Nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải.
Tuy nhiên, đối với pha loãng và phát tán thì tổng lƣợng chất thải đƣa vào môi trƣờng là không đổi. Thủy quyển và khí quyển không phải là một bãi rác cho mọi chất thải: các kim loại nặng, PCB (polychlorinated biphenyls: bền và độc hại có trong biến thế, tụ điện...)... đã tuần hoàn và tích lũy trong trầm tích, sinh khối.
Xử lý cuối đường ống (EOP = end–of–pipe treatment)
Lắp đặt các hệ thống xử lý nƣớc thải, khí thải ở cuối dòng thải để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trƣớc khi thải vào môi trƣờng. Phƣơng pháp này phổ biến vào những năm 1970 ở các nƣớc công nghiệp để kiểm soát ô nhiễm công nghiệp.
- Gây nên sự chậm trễ trong việc tìm ra giải pháp xử lý.
- Không thể áp dụng với các trƣờng hợp có nguồn thải phân tán nhƣ nông nghiệp.
- Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra trong quá trình xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp.
- Chi phí đầu tƣ vào sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý.
Phòng ngừa phát sinh chất thải (Waste prevention)
Ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lƣợng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa là có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa đƣợc chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ. Cách tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau nhƣ "phòng ngừa ô nhiễm" (pollution prevention), "giảm thiểu chất thải" (waste minimization). Ngày nay, thuật ngữ "SXXH" (cleaner production) đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới.
Trƣớc đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trƣờng vẫn tập trung sử dụng các phƣơng pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh của chúng. Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng nhƣng ô nhiễm lại không giảm. Các ngành công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trƣờng. Để thoát khỏi sự bế tắc này, cộng đồng công nghiệp càng ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận SXSH.
Hình 4.16. Những cách tiếp cận bảo vệ môi trƣờng
Từ việc phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối đƣờng ống và cuối cùng là các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm/SXSH là một quá trình
Thải bỏ trực tiếp Xử lý cuối đƣờngống Tái sinh và sử dụng lại Ngăn ngừa ô nhiễm Giảm thiểuchất thải - Sản xuất sạch hơn Phát triển bền vững -
Hiê ̣u quả sinh thái
Thụđộng,
đối phó lại
Chủđộng, tích cực
phát triển khách quan, tích cực có lợi cho môi trƣờng tạo nền kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ba cách ứng phó đầu là những tiếp cận quản lý chất thải thụ động “phản ứng” với ô nhiễm, trong khi cách ứng phó sau cùng là tiếp cận quản lý chất thải chủ động.
Nhƣ vậy, thay đổi mô hình sản xuất “Nâu” sang sản xuất “Xanh” là một nhu cầu cấp bách và cần tiếp theo cách tiếp cận mới “nhìn xa, tiên liệu và phòng ngừa”. Nguyên tắc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” bao giờ cũng là chân lý. Nguyên tắc phòng ngừa ô nhiễm/ SXSH sẽ là nguyên tắc chủ đạo và cốt lõi của quá trình sản xuất để