Các giải pháp quản lý:

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 146 - 148)

- Phục vụ cho con ngƣời: cây xanh cung cấp gỗ; củi đốt; cung cấp nguyên liệu nhiên liệu cho quá trình sản xuất; cung cấp nguồn dƣợc liệu quý; nguồn thực phẩm

a) Các giải pháp quản lý:

Xếp loại mức độ nguy cấp của các loài:

Bảo tồn các loài động vật hoang dã là việc bảo vệ các loài đang bị suy giảm về số lƣợng và đang có nguy cơ bị tuyệt diệt. Nhƣng để có thể bảo tồn thành công loài trong những điều kiện khắc nghiệt do tác động của con ngƣời cần phải xác định đƣợc tính ổn định của quần thể dƣới những điều kiện nhất định. Nhằm nêu bật tình trạng của các loài trong mục đích bảo tồn, IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) đã đƣa ra hệ thống phân loại các cấp độ bảo tồn loài. Hệ thống phân loại này hiện đang đƣợc sử dụng rộng rãi để đánh giá tình trạng của các loài và lập các ƣu tiên về bảo tồn. Các căn cứ để phân chia cấp độ bảo tồn bao gồm:

- Tốc độ suy thoái (rate of decline)

- Kích thƣớc quần thể (population size)

- Phạm vi phân bố (area of geographic distribution)

- Mức độ phân tách quần thể và khu phân bố (degree of population and distribution fragmentation).

Dựa vào 04 tiêu chí trên, IUCN đề xuất hệ thống 9 bậc phân loại các loài theo mức độ nguy cấp từ cao nhất (EX) xuống thấp nhất (NE) nhƣ sau:

Hình 6.2. Thang bậc phân hạng mức độ đe dọa theo IUCN

(Nguồn: IUCNredlist.org)

(1). EX - Tuyệt chủng - Extinct

(2). EW - Tuyệt chủng ngoài thiên nhiên- Extinct in the wild (3). CR - Rất nguy cấp- Critically Endangered

(4). EN - Nguy cấp- Endangered (5). VU - Sẽ nguy cấp - Vulnerable (6). NT - Sắp bị đe doạ - Near threatened (7). LC - Ít lo ngại -Least concern

(8). DD - Thiếu dẫn liệu - Data deficient (9). NE - Không đánh giá- Not evaluated

Áp dụng các công cụ luật pháp và Công ước quốc tế:

Các công cụ pháp chế hay luật pháp có thể đƣợc áp dụng tại các cấp địa phƣơng, quốc gia hay quốc tế để bảo vệ sự đa dạng của các loài động vật hoang dã. Nhiều bộ luật đã ra đời nhằm cụ thể vào việc bảo tồn các loài.

Do các loài di cƣ xuyên biên giới, xảy ra hoạt động buôn bán quốc tế về động vật hoang dã, nên cần thiết phải có các công ƣớc và thỏa thuận quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã. Một hiệp ƣớc quan trọng nhất trong việc bảo vệ các loài ở quy mô quốc tế là Công ƣớc về Buôn bán Các loài Đang có Nguy cơ Tuyệt chủng (CITES) đƣợc ra đời năm 1973 cùng với sự ta đời của Chƣơng trình Môi trƣờng Liên Hiệp Quốc

(UNEP). Công ƣớc này hiện có trên 120 nƣớc tham gia. Công ƣớc CITES đƣa ra một danh sách các loài đƣợc kiểm soát trong việc buôn bán quốc tế; các quốc gia thành viên đồng ý hạn chế buôn bán và khai thác có tính hủy diệt các loài này.

Ngoài ra, còn có các thỏa thuận quốc tế khác nhằm bảo vệ các loài động vật hoang dã nhƣ:

- Công ƣớc về Bảo tồn Các loài Sinh vật Biển vùng Nam Cực

- Công ƣớc Quốc tế về Kiểm soát Cá voi

- Công ƣớc Quốc tế về Bảo vệ các loài Chim và Công ƣớc Benelux về việc Săn bắn và Bảo vệ các loài Chim.

- Công ƣớc về Đánh bắt và Bảo vệ Sinh vật biển trong Biển Bantic.

- Các thỏa thuận khác nhằm bảo vệ những nhóm động vật cụ thể tôm, tôm hùm, cua, hải cẩu, cá hồi và loài Lama vicuna.

- Công ƣớc Bảo tồn ĐDSH.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG MÔI TRƢỜNG VÀ CON NGƯỜI (Trang 146 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)