CHƢƠNG 3 CHẤT LƢỢNG KHÔNG KHÍ VÀ SỨC KHỎE
3.2. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ 1 Vai trò của môi trƣờng
3.2.1. Vai trò của môi trƣờng
Khi chúng ta xem xét khí quyển dƣới góc độ môi trƣờng thì đó chính là môi trƣờng không khí.
Khí quyển là lớp vỏ ngoài của Trái đất, với ranh giới dƣới là bề mặt thủyquyển, thạch quyển và ranh giới trên
là khoảng không giữa các hành tinh.
Không khí có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với con ngƣời, nó là một trong những yếu tố môi trƣờng không thể thiếu để duy trì sự sinh tồn và phát triển sinh vật trên trái đất. Một ngƣời bình thƣờng có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhƣng không thể nhịn thở trong vòng 3 đến 5 phút. Vì vậy không khí trong lành giúp duy trì sự sống, tạo nên sự phát triển và cân bằng sinh học của muôn loài.
Không đơn thuần chỉ để duy trì sự sống, không khí còn là nguồn cung cấp năng lƣợng cho nhiều loài, tạo ra lƣợng vật chất không hề nhỏ đáp ứng nhiều nhu cầu của con ngƣời. Không khí là hoàn toàn miễn phí, nhƣng không phải vì thế mà chúng ta có thể sử dụng hay xả thải bừa bãi ra môi trƣờng.
Không khí trong tự nhiên là hỗn hợp của không khí khô và hơi nƣớc. Ngƣời ta cũng có thể gọi không khí này là không khí ẩm vì thành phần của chúng ngoài các chất khí ra, chúng còn chứa một lƣợng hơi nƣớc nhất định tùy thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển.
Ở điều kiện bình thƣờng chƣa bị ô nhiễm, không khí khô bao gổm các thành phần hóa học sau:
Bảng 3.1. Thành phần các chất trong không khí khô chƣa bị ô nhiễm
Ni tơ 78.09% Ô xy 20.94% Argon 0,93%
cacbonic 0,032% Nêon 18 ppm Hê li 5,2 ppm
Mê tan 1,3ppm Kripton 1,0ppm Hydrô 0,5 ppm
CO 0,1ppm Ni tơ ôxít 0,25 ppm O zôn 0,02 ppm Không khí với các thành phần nhƣ khí O2, CO2, NO2, … cần cho hô hấp của động vật cũng nhƣ quá trình quang hợp của thực vật dẫn đến nguồn gốc của sự sống.