TRẠNG THÁI CĂNG THẲNG

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 46 - 49)

Khi nói đến ý chí, rất nhiều người nghĩ ngay đến định nghĩa về ý chí: là đặc điểm cá nhân, là một đức tính, là thứ mà bạn có hoặc không có, hoặc có thể là sức mạnh bạn quy tập được khi đối mặt với tình thế khó khăn. Nhưng khoa học lại tô lên bức họa hoàn toàn khác về ý chí. Đó là năng lực được tiến hóa và bản năng mà mỗi người đều có – là sự đo lường cẩn trọng của sự việc xảy ra trong cơ thể và não bộ. Nhưng chúng ta cũng nhận thấy rằng, nếu bạn căng thẳng hoặc thất vọng, não và cơ thể có thể không hợp tác với nhau. Ý chí có thể bị cản trở bởi sự thiếu ngủ, ăn

mòn năng lượng, hoặc khiến não và cơ thể bị mắc kẹt trong phản ứng căng thẳng mãn tính.

Khoa học cũng chỉ ra rằng: Căng thẳng là kẻ thù của ý chí. Chúng ta vẫn thường tin rằng, căng thẳng là cách duy nhất để hoàn thành cho xong mọi việc, và thậm chí, chúng ta còn tìm cách gia tăng căng thẳng – ví dụ như chờ đợi đến phút chót, hoặc chỉ trích bản thân lười biếng, mất kiểm soát – để có động lực thúc đẩy bản thân. Hoặc, chúng ta coi căng thẳng là công cụ thúc đẩy những thứ khác, ví dụ như phải làm việc cật lực ở văn phòng hoặc ở nhà. Việc này có thể đem lại hiệu quả về mặt ngắn hạn, nhưng về lâu dài, không gì vắt kiệt ý chí nhanh hơn sự căng thẳng. Sinh học căng thẳng và sinh học tự chủ đối lập nhau. Phản ứng chiến đấu-hoặc-bỏ chạy và phản ứng dừng lại-và-lập-kế hoạch liên quan đến việc quản lí năng lượng, nhưng chúng hướng năng lượng và sự tập trung theo những cách khác nhau. Phản ứng chiến đấu-hoặc- bỏ chạy giúp cơ thể tràn trề năng lượng, để hành động theo bản năng, và lấy trộm nguồn năng lượng đó từ các phân khu não cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn. Phản ứng dừng lại-vàlập- kế hoạch chuyển nguồn năng lượng đó lên não – và không chuyển đến phân khu nào khác ngoài trung tâm tự chủ, tức vỏ não trước. Sự căng thẳng khuyến khích bạn tập trung ngay lập tức vào các mục tiêu, kết quả ngắn hạn, còn sự tự chủ đòi hỏi bạn phải lưu ý đến bức tranh tổng thể. Học cách kiềm chế căng

thẳng tốt hơn, là một trong những việc quan trọng bạn có thể làm, nhằm nâng cao ý chí.

Nếu chúng ta nghiêm túc tìm kiếm phương pháp xử lí những thách thức mà ta phải đối mặt, chúng ta cần nghiêm túc hơn trong việc nhìn nhận nhiệm vụ kiềm chế căng thẳng và chăm sóc bản thân tốt hơn. Thói quen xấu của chúng ta – từ việc ăn quá nhiều đến ngủ quá ít – không chỉ phản ánh sự thiếu kiểm soát. Thậm chí chúng còn lấy cắp sự tự chủ của chúng ta thông qua việc vắt kiệt năng lượng và tạo ra nhiều căng thẳng hơn.

DƯỚI KÍNH HIỂN VI: CĂNG THẲNG VÀ TỰ CHỦ

Tuần này, bạn hãy thử nghiệm lí thuyết: căng thẳng – dù là căng thẳng thể chất hay tâm lí – là kẻ thù của sự tự chủ. Lo lắng hoặc làm việc quá sức ảnh hưởng thế nào đến lựa chọn của bạn? Đói hay mệt mỏi có vắt kiệt ý chí của bạn không? Các cơn đau yếu, bệnh tật về mặt thể chất thì sao? Hoặc các cảm xúc như tức

giận, cô đơn, hay buồn chán? Hãy nhận biết thời điểm sự căng thẳng xuất hiện trong ngày hoặc trong tuần. Sau đó, hãy quan sát sự việc xảy ra đối với sự tự chủ. Bạn có thấy cơn thèm nào không? Mất bình tĩnh không? Trì hoãn việc mà bạn biết mình nên làm ư?

Lời cuối

Khi thách thức ý chí lấn át chúng ta, quả là hấp dẫn khi ta tự đổ lỗi cho mình là kẻ yếu đuối, lười biếng, nhút nhát không có ý chí. Nhưng thông thường, chỉ đơn giản là não và cơ thể đang ở trong trạng thái chưa đúng để có sự tự chủ. Khi chúng ta bị căng thẳng kinh niên, chính cái tôi bị thôi thúc nhất phải đối mặt với thách thức ý chí. Để thành công trước các thách thức ý chí, chúng ta cần phải tìm ra trạng thái của trí óc, và cơ thể có thể đưa năng lượng theo hướng tự chủ thay vì tự bảo vệ. Nghĩa là đem đến cho cơ thể thứ mà chúng ta cần để hồi phục sau căng thẳng, và đảm bảo chúng ta có đủ năng lượng để trở thành chính mình tốt nhất.

R

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)