CẢM GIÁC TỒI TỆ DẪN ĐẾN SỰ ĐẦU HÀNG

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 102 - 103)

HÀNG

ỗi khi thất vọng, bạn làm gì để cảm thấy khá hơn? Nếu giống như hầu hết những người khác, bạn sẽ chiều theo lời hứa về phần thưởng. Theo Hiệp hội Tâm lí Hoa Kì (APA), phương pháp xử lí căng thẳng phổ biến nhất là các chiến lược kích hoạt hệ khen thưởng của não: ăn uống, đi mua sắm, xem truyền hình, lướt web và chơi điện tử. Và tại sao không nhỉ? Đô-pa-min hứa hẹn với ta rằng, ta sẽ cảm thấy thú vị. Cũng là tự nhiên khi chúng ta tìm đến công cụ giải phóng đô-pa-min lớn nhất mỗi khi ta muốn cảm thấy tốt đẹp hơn. Chúng ta hãy gọi đó là lời hứa khuây khỏa.

Mong muốn cảm thấy tốt đẹp là cơ chế sinh tồn lành mạnh, nó được gây dựng trong bản năng của con người y như bản năng chạy trốn hiểm họa. Nhưng nơi chúng ta tìm đến sự khuây khỏa mới thực sự quan trọng. Lời hứa về phần thưởng – như chúng ta đã thấy – không phải lúc nào cũng có nghĩa là chúng ta sẽ cảm thấy thú vị. Thông thường, những việc mà chúng ta tìm đến lại đối nghịch với bản thân chúng ta.

Khi tìm hiểu thêm về tác động của sự căng thẳng, lo lắng và cảm giác có lỗi về sự tự chủ, chúng ta sẽ nhận thấy rằng, cảm giác tồi tệ dẫn đến sự đầu hàng theo cách đáng ngạc nhiên. Những lời cảnh báo hút thuốc đáng sợ khiến người nghiện thuốc thèm thuốc, khủng hoảng kinh tế khiến người ta mua sắm và tin tức buổi tối có thể khiến bạn tăng cân.

Không, vô lí quá, nhưng con người là thế đấy. Nếu chúng ta muốn tránh những thất bại ý chí có liên quan đến căng thẳng, chúng ta cần phải tìm cách cảm thấy tốt hơn mà không cần tìm đến sự cám dỗ. Chúng ta cũng sẽ cần phải từ bỏ các chiến lược tự chủ – ví dụ cảm giác có lỗi và tự chỉ trích bản thân – chúng chỉ khiến ta cảm thấy tồi tệ hơn mà thôi.

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)