Người mua hàng biết tiết kiệm mua sắm nhiều hơn dự định

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 79 - 80)

nhiều hơn dự định

Margaret, một dược sĩ mới nghỉ hưu, là người nghiện săn hàng giảm giá. Mức giảm giá càng sâu, số lượng sản phẩm chị phải mua càng lớn. Chị đẩy xe qua các lối vào kho hàng, chọn các mặt hàng được sắp theo lô ở trên giá, và chị thấy thật sung sướng khi nghĩ mình may mắn mua được lô hàng lớn. Giấy vệ sinh, ngũ cốc, giấy gói – không quan trọng là mặt hàng gì, chỉ cần giá rẻ, chị đều mua hết. Trong cửa hàng, từ sản phẩm có dán nhãn mức giá được giảm đến sản phẩm không được trang trí bắt mắt đều kêu gào: “Thiên tài mua sắm ơi, chị đang tiết kiệm tiền đấy!” Vậy mà khi Margaret nhìn một cách sửng sốt, khó tin vào các tờ hóa đơn từ chuyến mua sắm hàng tuần đến cửa hàng giảm giá, rõ ràng là chị đang tiêu nhiều hơn mức chị từng tiêu ở cửa hàng tạp hóa thông thường. Chị đã quá quen với việc tập trung vào nhãn dán “Bạn tiết kiệm được...!” cuối mỗi hóa đơn, vì vậy chị phớt lờ tổng số tiền phải chi. Margaret nhận ra rằng, chỉ cần chị bước chân vào cửa hàng giảm giá, chị sẽ rơi vào cạm bẫy của hiệu ứng ấn tượng tốt. Hiệu ứng đó cho phép chị tự do mua sắm mà không cảm thấy có lỗi, và chị quá vui sướng đến mức thoải mái chiều theo ý thích của mình. Để tìm cách thoát khỏi cạm bẫy này, chị phải xác định lại ý nghĩa của việc tiết kiệm. Chị không còn quan tâm đến số lượng hàng mua được nữa – chị phải tuân thủ đúng giới hạn chi tiêu và xử lí tốt. Chị vẫn cảm thấy vui sướng khi tiết kiệm tiền, nhưng chị không còn để vầng hào quang của hành vi tiết kiệm biến những buổi đi mua hàng mỗi tuần thành các buổi tiêu tiền mua sắm lu bù.

Khi hiệu ứng ấn tượng tốt xuất hiện trong thách thức ý chí của bạn, hãy tìm đến biện pháp cụ thể nhất (ví dụ hàm lượng ca-lo, chi phí, thời gian bị

mất hoặc lãng phí), xem liệu lựa chọn đó có phù hợp với mục tiêu của bạn không.

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)