Muốn là sẽ có

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 62 - 64)

Khi Kara – vận động viên thi ba môn phối hợp lần đầu tiên – cảm thấy quá mệt mỏi để tiếp tục thi đấu, cô nhớ đến mong muốn được cán đích của mình và hình dung đám đông hò reo cổ vũ ở vạch đích. Hóa ra, “cơ bắp” của ý chí cũng có thể bị thuyết phục để cố gắng thêm nữa, nhờ nguồn cảm hứng thích hợp. Nhà tâm lí học Mark Muraven và Elisaveta Slessareva tại Đại học Albany đã thử nghiệm rất nhiều động lực đối với

các sinh viên bị hao mòn ý chí. Không ngạc nhiên khi tiền bạc giúp các sinh viên này tìm thấy một kho ý chí, và họ sẽ tìm đến tiền bạc mỗi khi cảm thấy quá mệt mỏi để làm việc gì đó. (Bạn hãy hình dung có người đề nghị tặng bạn 100 đô la chỉ để nói không với kẹo. Quả là lời đề nghị

không thể cưỡng lại đúng không?) Sự tự chủ lên cao khi các sinh viên được biết rằng, nếu họ nỗ lực hết sức, họ sẽ giúp các nhà khoa học khám phá ra phương thức chữa bệnh Alzheimer. Cuối cùng là lời hứa hẹn luyện tập có thể cải thiện hiệu quả việc thực hiện nhiệm vụ khó khăn, đã giúp các sinh viên này vượt qua cảm giác cạn kiệt ý chí. Mặc dù đây là lí do ít hiển nhiên hơn, nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định, liệu mọi người có kiên trì cố gắng với các thách thức khó khăn trong đời thực không. Nếu bạn nghĩ rằng, việc không hút thuốc lúc nào cũng khó khăn y như ngày đầu tiên cai thuốc, và bạn sẵn sàng cào cấu mắt mũi chỉ để có được một điếu thuốc, bạn là người có khả năng từ bỏ cao hơn.

THÍ NGHIỆM Ý CHÍ:

QUYỀN NĂNG “MUỐN” CỦA BẠN LÀ GÌ?

Khi ý chí của bạn còn ít ỏi, hãy cố gắng tìm ra sức mạnh mới mẻ bằng việc tìm đến quyền năng muốn. Đối với thách thức ý chí lớn nhất của bạn, hãy cân nhắc các động cơ dưới đây:

1. Bạn sẽ hưởng lợi thế nào từ thành công trước thách thức này?

Lợi ích đối với cá nhân bạn là gì? Sức khỏe tốt hơn, hạnh phúc hơn, tự do hơn, đảm bảo tài chính, hay thành công hơn?

2. Ai sẽ hưởng lợi ích cùng bạn nếu bạn thành công trước thách thức này? Chắc chắn sẽ còn những người khác sống phụ thuộc vào bạn và bị tác động bởi lựa chọn của bạn. Hành vi của bạn ảnh hưởng thế nào đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên hoặc cấp trên và cộng đồng? Thành công của bạn sẽ giúp họ như thế nào?

3. Hãy hình dung rằng, theo thời gian, thách thức này sẽ dễ dàng hơn với bạn, nếu lúc này bạn sẵn sàng làm việc khó. Bạn có thể hình dung cuộc sống của mình, và bạn sẽ cảm nhận ra sao về bản thân khi tiến bộ trong thách thức này không? Có sự khó chịu nào đáng để bạn thực hiện không, nếu bạn biết rằng, đó chỉ là cảm giác khó chịu tạm thời để bạn gặt hái thành công?

Tuần này, khi bạn đối mặt với thách thức, hãy tự hỏi động lực nào kiểm soát nhiều sức mạnh nhất của bạn trong giây phút đó. Bạn có sẵn lòng giúp người khác việc gì đó khó khăn không, khi mà bạn không thể làm cho chính mình? Giấc mơ về tương lai tốt đẹp hơn – hoặc nỗi lo sợ về một định mệnh khủng khiếp – có phải là lí do duy nhất khiến bạn bước tiếp? Khi bạn nhận thấy quyền năng “muốn” lớn nhất của bản thân – thứ đem đến cho bạn sức mạnh khi bạn cảm thấy yếu đuối – hãy nhớ đến điều đó mỗi khi bạn cảm thấy bản thân bị cám dỗ trước nguy cơ phải đầu hàng hoặc bỏ cuộc.

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)