oy Baumeister, chuyên gia tâm lí học tại Đại học bang Florida vốn nổi tiếng nghiên cứu về hiện tượng bối rối, là nhà khoa học đầu tiên quan sát và thí nghiệm một cách có hệ thống các hạn chế của ý chí. Mười lăm năm qua, ông đã yêu cầu mọi người chứng tỏ ý chí trong phòng thí nghiệm – đặt bánh quy xuống, không quan tâm đến yếu tố gây xao lãng, kiềm chế cơn giận và khoanh tay trong nước đá. Sau nhiều cuộc nghiên cứu, bất kể ông đề ra nhiệm vụ gì, sự tự chủ của người tham gia cũng bị hao mòn theo thời gian. Nhiệm vụ tập trung chú ý không chỉ dẫn đến việc tập trung kém hơn, mà nó còn làm kiệt quệ sức khỏe về mặt thể chất. Kiểm soát cảm xúc không chỉ dẫn đến sự bùng nổ về cảm xúc; mà còn khiến người ta sẵn sàng chi tiền vào những việc không cần thiết. Kiềm chế trước những viên kẹo hấp dẫn không chỉ tạo cơn thèm sô-cô-la, mà còn thôi thúc thái độ do dự, chần chừ. Cứ như thể mọi hành động của ý chí đều được kéo ra từ cùng một nguồn sức mạnh, khiến con người ngày càng yếu đuối hơn sau mỗi hành động tự chủ thành công.
Các quan sát này đưa Baumeister đến với một giả thuyết gây tò mò: sự tự chủ giống như một cơ bắp. Khi được sử dụng, nó trở nên mệt mỏi. Nếu bạn không để cơ bắp đó nghỉ ngơi, có thể bạn sẽ mất toàn bộ sức lực, giống như một vận động viên tự khiến bản thân kiệt sức. Kể từ khi đưa ra giả thuyết đó, hàng chục nghiên cứu do Baumeister và nhóm của ông tiến hành, đều ủng hộ ý tưởng cho rằng, ý chí là nguồn năng lượng có hạn. Việc cố gắng kiểm soát tâm trạng trong một phạm vi làm tiêu
hao cùng một nguồn sức lực. Và bởi vì mọi hành động ý chí đều làm suy yếu ý chí nên việc vận dụng khả năng tự chủ có thể dẫn đến việc mất tự chủ. Kiềm chế nói chuyện phiếm trong khi làm việc sẽ khiến bạn khó khăn hơn trong việc cưỡng lại món tráng miệng tại bàn uống nước. Và nếu bạn từ chối món bánh ngọt kiểu Ý đầy hấp dẫn, có thể bạn sẽ khó tập trung khi quay trở lại bàn làm việc.
Còn rất nhiều việc mà bạn không nghĩ rằng, khi cần đến ý chí, chúng cũng cần đến – và làm tiêu hao – nguồn sức lực có hạn này. Cố gắng gây ấn tượng với một cô gái hoặc bắt nhịp vào văn hóa môi trường làm việc cũng không nằm ngoài ngoại lệ. Hãy tham gia chuyến xe đầy căng thẳng, hoặc ngồi tham dự một cuộc họp tẻ nhạt. Bất cứ khi nào bạn phải tranh đấu với một sự thôi thúc, loại bỏ yếu tố gây xao lãng, cân nhắc các mục tiêu tranh đua, hoặc buộc bản thân phải làm việc gì đó khó khăn, là lúc bạn vận dụng thêm sức mạnh ý chí. Thậm chí, sức lực cũng tiêu hao khi bạn đưa ra các quyết định không quan trọng, ví dụ như lựa chọn giữa hai loại bột giặt ngoài thị trường. Nếu não cùng cơ thể dừng lại và lập kế hoạch, bạn phải căng “cơ bắp” của sự tự chủ.
Mô hình cơ bắp vừa làm vững dạ, vừa gây nản lòng. Thật hay khi biết rằng, mọi thất bại về ý chí đều tiết lộ sự thiếu hụt bẩm sinh của chúng ta; đôi khi chúng cũng cho thấy mình đã lao động vất vả nhường nào.
Nhưng, dù chúng ta cảm thấy dễ chịu khi biết rằng, mình không thể kì vọng bản thân trở nên hoàn hảo, nghiên cứu này cũng chỉ ra một số vấn đề nghiêm trọng. Nếu ý chí có hạn, liệu có phải hiển nhiên là chúng ta sẽ thất bại trước những mục tiêu quan trọng nhất không?
Thật may mắn vì bạn có thể làm nhiều điều để vượt qua nguy cơ kiệt quệ ý chí và nâng cao sức mạnh tự chủ. Đó là bởi vì, mô hình sức mạnh không chỉ giúp chúng ta thấy nguyên nhân khiến ta thất bại khi mệt mỏi; thêm vào đó, nó còn cho thấy phương pháp tập luyện cho sự tự chủ. Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc cân nhắc lí do khiến ta kiệt quệ ý chí. Sau đó, chúng ta sẽ rút ra bài học kinh nghiệm từ các vận động viên có sức chịu đựng bền bỉ – họ thường xuyên phải tập luyện đến khi kiệt sức – và khám phá các chiến lược tập luyện để có thể lực tự chủ ổn định hơn.
DƯỚI KÍNH HIỂN VI: SỰ THĂNG TRẦM CỦA Ý CHÍ
Mô hình sức mạnh của ý chí cho thấy sự tự chủ bị hao mòn
ý chí nhất, và thời điểm bạn có khả năng đầu hàng cao nhất. Bạn có tỉnh giấc với ý chí tràn trề và dần dần tiêu hao hết kho ý chí đó không? Hay còn thời điểm nào khác trong ngày, khi bạn thấy bản thân được nạp đầy năng lượng và tỉnh táo? Bạn có thể vận dụng sự tự-biết-mình này để khôn khéo thiết lập chương trình làm việc, và hạn chế cám dỗ khi bạn biết mình sẽ bị tiêu hao nhiều năng lượng nhất.