Có lần tôi giới thiệu các mánh khóe kinh doanh và tiếp thị này cho học viên, và nó đã khơi mào cho một cuộc săn tìm minh chứng. Họ bắt đầu tìm xem bao nhiêu thất bại ý chí của mình bị thôi thúc bởi đô-pa-min trong các hoạt động thường ngày. Tuần kế tiếp, các học viên này trở lại lớp học với vô số câu chuyện về phương cách mà các cửa hiệu quen thuộc lôi kéo họ, từ ánh nến thơm sáng lung linh trong gian hàng bán đồ nhà bếp, đến thẻ giảm giá cào-và-trúng được đưa đến tận tay khách hàng. Họ nhận ra được tại sao một công ty thời trang lại treo hình các cô người mẫu không mảnh vải che thân, và tại sao những người phụ trách các cuộc đấu giá lại mở đầu với mức giá rất hời. Một khi bạn bắt đầu tìm kiếm, không thể nào không nhìn thấy rất nhiều cạm bẫy được giăng sẵn để bạn, các nơ ron đô-pa-min và túi tiền của bạn, sập bẫy.
Gần như học viên nào cũng nói đến cảm giác được trao quyền nhờ sự quan sát này. Đi tìm kiếm mánh khóe khiến họ cảm thấy thú vị. Việc này cũng giúp họ hiểu rõ một số bí ẩn mua sắm, chẳng hạn như tại sao món đồ trông có vẻ không thể cưỡng lại trong cửa hiệu lại gây thất vọng đến vậy khi mua về nhà, khác hoàn toàn với khi đô-pa-min che mờ nhận định của bạn. Rút cuộc, một người phụ nữ đã hiểu rõ tại sao chị lại
hướng thẳng đến cửa hàng đồ ăn ngon mỗi khi buồn chán – chị đến đó không phải vì đồ ăn, chỉ bởi vì chị muốn đi lang thang và nhìn ngắm mọi thứ. Não hướng chị đến với luồng đô-pa-min đáng tin cậy. Mặc dù chúng ta sống trong một thế giới được thiết kế để khiến chúng ta mong muốn,