Người đói không nên từ chối đồ ăn nhanh

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 55 - 57)

Ẩn sau vẻ lưỡng lự thể hiện sự tự chủ khi năng lượng trong cơ thể giảm xuống, có thể não có một động cơ thứ hai. Não tiến hóa trong môi

trường rất khác với môi trường của chúng ta – trong môi trường đó, nguồn cung thực phẩm không thể đoán trước. (Bạn có còn nhớ chuyến du ngoạn ngược thời gian của chúng ta đến thảo nguyên Serengeti không?). Dvorak và Wang lập luận rằng, bộ não của con người hiện đại có thể vẫn coi đường huyết là dấu hiệu khan hiếm hoặc dư thừa thực phẩm trong môi trường sống. Liệu bụi rậm có đầy rẫy trái cây hay

không? Bữa tối có sẵn xác một con vật không, hay ta phải rượt đuổi trên khắp cánh đồng? Liệu có đủ thức ăn cho tất cả mọi người không, hay ta phải tranh giành với những kẻ khác to lớn và nhanh nhẹn hơn?

Quay trở lại thời điểm khi não người còn đang hình thành hình dạng, việc tụt đường huyết ít liên quan đến việc liệu bạn có vận dụng vỏ não trước đang-ngốn-năng-lượng để cưỡng lại một chiếc bánh quy không, và liên quan nhiều hơn đến việc liệu có sẵn thực phẩm hay không. Lượng đường huyết ở mức thấp nếu lâu lâu bạn không có gì ăn. Đối với bộ não do năng lượng giám sát, lượng đường huyết là chỉ số cho thấy khả năng bạn có thể nhịn đói trong tương lai gần nếu, bạn không thể tìm thấy thứ gì đó để ăn.

Nếu bộ não có xu hướng hướng quyết định của bạn thiên về sự thỏa mãn ngay lập tức khi khan hiếm năng lượng, và thiên về sự đầu tư lâu

dài khi năng lượng dồi dào, bộ não đó quả là tài sản đích thực trên đời này. Những người chậm chạp hơn trong việc lắng nghe cơn đói, hoặc quá lịch sự để chiến đấu giành lấy khẩu phần của mình, có thể nhận lấy miếng xương cuối cùng đã bị róc sạch thịt. Trong thời kì thực phẩm

khan hiếm, những người biết nghe theo sự mách bảo của cơn thèm ăn và sự thôi thúc có cơ hội sống sót cao hơn. Người đón nhận những rủi ro cao nhất – từ việc khai phá vùng đất mới, đến việc nếm thử đồ ăn mới – thường là những người có khả năng sống sót cao nhất (hoặc ít nhất gen của anh ta cũng được duy trì). Trong thế giới hiện đại, mất kiểm soát

thực sự là vết tích còn lại trong bản năng của não, đối với việc đón nhận rủi ro mang tính chiến lược. Để ngăn không bị đói, não chuyển sang trạng thái bị thôi thúc, đón nhận rủi ro cao hơn. Thêm vào đó, các

nghiên cứu cũng cho thấy rằng, con người hiện đại ngày nay thường đón nhận mọi rủi ro khi đói, chẳng hạn, mọi người đưa ra các khoản đầu tư rủi ro hơn khi bụng đói.

THÍ NGHIỆM Ý CHÍ: CHẾ ĐỘ ĂN KIÊNG CỦA Ý CHÍ

Đúng vậy, quả là một miếng đường có thể giúp bạn tăng ý chí ngắn hạn trong trường hợp khẩn cấp. Nhưng, về lâu dài, việc sử dụng quá nhiều đường không phải là chiến lược hay để có sự tự chủ. Vào những lúc căng thẳng, quả là cám dỗ để ta hướng về nhóm thực phẩm chế biến sẵn, nhiều chất béo và đường. Tuy nhiên, điều này sẽ dẫn đến việc phá hủy và đốt cháy sự tự chủ. Về lâu dài, việc sử dụng và tiêu thụ đường có thể can thiệp vào khả năng sử dụng đường của não và cơ thể – nghĩa là có thể lượng đường huyết của bạn sẽ tăng lên, nhưng năng lượng sẽ giảm xuống (như trong trường hợp của hàng triệu người Mĩ mắc bệnh tiểu đường độ 2(2)). Kế hoạch tốt hơn là bạn nên đảm bảo rằng, cơ thể được nạp đầy đủ thực phẩm có thể đem đến cho bạn nguồn năng lượng bền vững. Hầu hết các nhà tâm lí học và các chuyên viên dinh dưỡng đều đề xuất chế độ ăn kiêng có nồng độ glycemic thấp – tức là chế độ ăn giúp bạn giữ lượng đường huyết ở mức ổn định. Các thực phẩm glycemic thấp bao gồm: protein trong thịt nạc, các loại hạt và đỗ, ngũ cốc có nhiều chất xơ, và hầu hết các loại rau củ, hoa quả – về cơ bản, đó là các thực phẩm ở trạng thái tự nhiên vốn có và không bổ sung thêm cả tấn đường, chất béo và hóa chất. Có thể bạn sẽ cần đến một chút sự tự chủ để chuyển sang sử dụng loại thực phẩm này, nhưng bất kể bạn thực hiện bước nào đi nữa (ví dụ ăn một bữa

sáng đầy đủ và lành mạnh trong tuần làm việc thay vì bỏ bữa sáng, hoặc ăn vặt các loại quả thay vì ăn đồ ngọt) sẽ có tác dụng nhiều hơn là giúp bạn lấy lại phần ý chí mà bạn đã bỏ ra để tạo thay đổi.

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)