Bắt chước thất bại ý chí

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 118 - 119)

Trong kịch bản đơn giản này, chúng ta thấy được ba cách thức não gặp thất bại ý chí. Thứ nhất là sự bắt chước không cố ý. Các nơ-ron bắt chước nhận thấy cử động của người khác sẽ dựng lại đúng cử động đó trong cơ thể bạn. Khi bạn nhìn thấy tôi với con dao, có thể bạn sẽ vô thức đưa tay ra lấy dao giúp tôi. Trong nhiều tình huống, chúng ta còn thấy mình tự động lặp lại điệu bộ và hành động của người khác. Nếu bạn chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ nhận thấy rằng, những người trò chuyện với nhau cũng làm theo hành động của người khác. Một người khoanh tay, và chỉ ít phút sau, đối tác trò chuyện của anh ta cũng sẽ khoanh tay. Cô ta ngả người ra sau và chẳng mấy chốc, anh ta cũng ngả ra sau. Sự bắt chước về thể chất một cách vô thức này có vẻ như giúp mọi người hiểu nhau hơn, và cũng tạo ra ý thức về sự gắn kết và quan hệ thân thiết. (Đó là lí do khiến các nhân viên kinh doanh, nhà quản lí và chính trị gia được đào tạo để bắt chước tư thế của người khác một cách có chủ ý, vì họ biết rằng, điều đó sẽ giúp họ gây ảnh hưởng dễ dàng hơn đối với người mà họ đang bắt chước.)

Bản năng bắt chước người khác nghĩa là, khi bạn nhìn thấy ai đó thò tay lấy một món đồ ăn nhanh, một li rượu, hay thẻ tín dụng, có thể bạn cũng vô thức lặp lại hành động của họ – và đánh mất ý chí. Ví dụ, một nghiên cứu gần đây quan sát sự việc xảy ra trong não của người hút thuốc khi họ nhìn thấy diễn viên trên phim ảnh hút thuốc. Các phân khu não phụ trách cử động tay sẽ được kích hoạt, như thể não của người hút thuốc kia đang chuẩn bị lấy thuốc ra và châm lửa. Chỉ cần nhìn thấy người khác hút thuốc trên màn hình cũng đủ gây ra thôi thúc tiềm thức được châm thuốc, tạo ra thêm thách thức cho não của người hút thuốc

trong việc kiềm chế sự thôi thúc đó.

Cách thứ hai để bộ não xã hội có thể khiến chúng ta lầm đường lạc lối là sự ảnh hưởng về cảm xúc. Chúng ta thấy các nơ-ron bắt chước hưởng ứng trước cơn đau của người khác, và chúng cũng biết hưởng ứng trước cảm xúc. Đó là lí do khiến tâm trạng không tốt của đồng nghiệp có thể trở thành tâm trạng không tốt của chính chúng ta – và khiến chúng ta cảm thấy như thể chính mình đang cần một li rượu! Đó cũng là lí do khiến các chương trình thực tế trên truyền hình lồng ghép âm thanh tiếng cười trong phim – họ hi vọng tiếng cười của người khác sẽ chọc cười cho bạn. Sự ảnh hưởng tự động về cảm xúc cũng giúp giải thích tại sao các nhà nghiên cứu về mạng lưới xã hội đã phát hiện ra rằng, niềm vui và nỗi cô đơn lây lan từ bạn bè sang nhau và trong gia đình. Làm cách nào việc này có thể dẫn đến thất bại về ý chí? Khi có cảm giác tồi tệ, chúng ta sẽ tìm đến các chiến lược thông thường để kiểm soát cảm giác – và việc này có thể đồng nghĩa với một cuộc mua sắm lu bù hoặc ăn bánh sô-cô-la trong tương lai gần.

Cuối cùng, não cũng bị cám dỗ khi chúng ta nhìn thấy người khác đầu hàng. Nhìn thấy người khác tham gia thách thức ý chí của bạn, có thể khiến bạn có tâm trạng muốn tham gia với họ. Khi hình dung thấy mong muốn của người khác, điều đó có thể khơi gợi mong muốn của chúng ta, và cơn thèm của họ có thể khơi gợi cơn thèm của chúng ta. Đây là lí do tại sao khi có người khác ăn cùng, chúng ta lại ăn nhiều hơn so với khi ăn một mình, tại sao các con bạc đánh cược nhiều tiền hơn sau khi nhìn thấy người khác ăn được nhiều tiền, và tại sao chúng ta chi tiêu nhiều hơn khi đi mua sắm với bạn bè.

DƯỚI KÍNH HIỂN VI: BẠN ĐANG BẮT CHƯỚC AI?

Tuần này, hãy tìm bằng chứng cho thấy bạn đang bắt chước hành vi của người khác – đặc biệt là hành vi liên quan đến thách thức ý chí. Có phải việc chiều theo ý thích phổ biến là chất băng keo gắn kết một mối quan hệ không? Bạn có nhắm mắt làm tới khi những người xung quanh đều như vậy không?

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)