Tại sao việc kiểm soát ý nghĩ không đem lại hiệu quả?

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 135 - 136)

lại hiệu quả?

Tại sao việc cố gắng xua đi một ý nghĩ hoặc cảm xúc lại khơi gợi phản ứng trở lại? Wegner có linh cảm rằng, điều đó liên quan đến cách bộ não xử lí mệnh lệnh không được nghĩ về điều gì đó. Não chia nhiệm vụ thành hai phần, và mỗi phần do một hệ khác nhau đảm nhận. Một phần trong tâm trí sẽ đảm nhận nhiệm vụ hướng sự chú ý của bạn đến mọi thứ, trừ ý nghĩ bị ngăn cấm. Giống như người phụ nữ trong nghiên cứu đầu tiên của Wegner khi chị cố gắng không nghĩ về gấu trắng. Wegner gọi quy trình này là Tổng đài viên. Tổng đài viên dựa vào hệ tự chủ của não và – giống như mọi hình thức tự chủ có nỗ lực – cần đến rất nhiều năng lượng và nguồn lực lí trí. Một phần khác trong não đảm nhận nhiệm vụ tìm đến bằng chứng cho thấy bạn đang suy nghĩ, cảm nhận, hoặc làm việc mà bạn không muốn nghĩ đến, cảm nhận hay thực hiện. Giống như người phụ nữ kia, “Tôi cứ nghĩ mãi, nghĩ mãi, nghĩ mãi… Cứ như thể mỗi khi tôi cố gắng và không nghĩ về một con gấu trắng nữa, tôi vẫn cứ nghĩ về một con gấu trắng”. Wegner gọi quy trình này là Giám sát viên. Khác với tổng đài viên, giám sát viên tự động hoạt động và không cần nhiều nỗ lực lí trí. Giám sát viên gần gũi hơn với hệ phát hiện nguy cơ tự động của não. Sự tự chủ động này có vẻ hay ho, cho đến khi bạn nhận thấy sự phối hợp quan trọng giữa tổng đài viên và giám sát viên. Nếu vì bất kì lí do nào đó, tổng đài viên hụt hơi, giám sát viên sẽ trở thành cơn ác mộng của sự tự chủ.

Trong những tình huống thông thường, tổng đài viên và giám sát viên cùng hoạt động song song. Giả sử bạn đang đi vào cửa hàng tạp

hóa, và bạn quyết định sẽ không bị cám dỗ bởi khu đồ ăn nhanh. Khi tổng đài viên cố gắng tập trung, lập kế hoạch và kiểm soát hành vi (“Mình đến cửa hàng tạp hóa này để mua ngũ cốc, chỉ vậy thôi. Gian hàng ngũ cốc ở đâu nhỉ?”, giám sát viên sẽ quét nhanh tâm trí và môi trường để tìm các dấu hiệu cảnh báo. (“Nguy hiểm! Nguy hiểm! Bánh quy ở gian hàng số 3! Mày thích bánh quy! Dạ dày đang sôi sùng sục hả? Cảnh báo! Cảnh báo! Coi chừng bánh quy!”). Nếu nguồn năng lượng trí lực dồi dào, tổng đài viên có thể tận dụng tốt sự phấn khích của giám sát viên. Khi giám sát viên chỉ ra những cám dỗ tiềm tàng hoặc những ý nghĩ gây phiền nhiễu, tổng đài viên sẽ bước vào, đưa đường chỉ lối giúp bạn tiến đến mục tiêu và không gặp rắc rối nữa. Nhưng nếu nguồn trí lực của bạn bị hao mòn – do bị xao lãng, mệt mỏi, căng thẳng, rượu, ốm đau hoặc các nguyên nhân khác – tổng đài viên không thể hoàn thành nhiệm vụ. Trong khi đó, giám sát viên cứ thế hoạt động liên tục.

Một tổng đài viên mệt lả và một giám sát viên dồi dào năng lượng tạo ra sự mất cân bằng khó giải quyết trong lí trí. Khi giám sát viên tìm đến sự thỏa mãn bị ngăn cấm, nó liên tục khiến tâm trí phải nhớ đến thứ mà nó đang tìm kiếm. Các nhà khoa học về thần kinh đã chứng minh rằng, não liên tục xử lí sự thỏa mãn bị ngăn cấm bên ngoài ý thức của con người. Kết quả: Bạn thoải mái nghĩ, cảm nhận hoặc làm việc mà bạn đang cố gắng tránh xa. Vậy nên, ngay khi bạn đi qua gian hàng đồ ăn nhanh trong cửa hàng, giám sát viên sẽ nhớ ra mục tiêu không mua bánh quy, và đổ đầy tâm trí bạn với những ý nghĩ bánh quy, bánh quy, bánh quy. Nếu tổng đài viên không có sức mạnh đầy đủ để cân bằng giám sát viên, gần như trong não bạn sẽ xảy ra bi kịch trong truyện của Shakespeare. Bằng việc cố gắng ngăn cản sự suy sụp của bạn, giám sát viên đưa bạn đến thẳng với sự suy sụp đó.

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 135 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)