Tại sao những người bạn yêu mến dễ tạo sự lây lan hơn những người lạ?

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 123 - 125)

sự lây lan hơn những người lạ?

Vào mùa lạnh hoặc mùa cúm, bạn có thể nhiễm vi rút từ bất cứ ai mà bạn tiếp xúc – đồng nghiệp ho nhưng không che miệng, viên thu nhân quẹt thẻ tín dụng của bạn và trả lại bạn tấm thẻ chứa đầy mầm bệnh. Các nhà nghiên cứu bệnh dịch gọi đây là sự lây lan giản đơn. Với sự lây lan giản đơn, ai cũng có thể gieo mầm bệnh. Mầm bệnh của một người hoàn toàn xa lạ cũng có mức ảnh hưởng y như mầm bệnh của một người mà bạn yêu quý, và chỉ cần một mầm bệnh cũng đủ khiến bạn bị lây lan.

Sự lây lan của hành vi không hoạt động theo phương diện này. Các dịch bệnh xã hội – ví dụ sự bùng nổ bệnh béo phì hoặc hút thuốc – đi theo mô hình lây lan phức tạp. Tiếp xúc với một người “mang” hành vi vẫn chưa đủ. Mối quan hệ của bạn với người đó mới đóng vai trò quan trọng. Trong cộng đồng Framingham, hành vi không lan tràn qua các hàng rào và sân sau. Dịch bệnh xã hội lan truyền qua mạng lưới của sự tôn trọng và ưa thích chung, thay vì mạng lưới được sắp đặt trật tự của một tấm lưới sắt. Đồng nghiệp chính là người có ảnh hưởng giống như một người bạn thân, và ngay cả bạn của một người bạn cũng có nhiều ảnh hưởng hơn là người mà bạn nhìn thấy hàng ngày, nhưng bạn lại không ưa người đó. Loại hình lây lan có lựa chọn này gần như chưa từng xảy ra trong thế giới của các bệnh dịch – cứ như thể hệ miễn dịch của bạn chỉ có thể tự bảo vệ nó trước loại vi-rút mà bạn bị nhiễm từ một người lạ hoặc một người bạn không thích. Nhưng đó chính là cách khiến hành vi lây lan. Sự gần gũi về mặt xã hội có vai trò quan trọng hơn là sự gần gũi về mặt địa lí.

Tại sao hành vi lại lây lan trong các mối quan hệ thân thiết? Để mở rộng thêm một chút về phép loại suy của hệ miễn dịch, giả sử hệ miễn dịch này chỉ từ chối mục tiêu và hành vi của người khác nếu nó coi những người này là người “không giống chúng ta”. Nói cho cùng, hệ miễn dịch thể chất của chúng ta không tấn công tế bào của chính mình; những thứ nó coi giống như chúng ta, nó sẽ mặc kệ như vậy. Nhưng nếu nó coi là khác, nó sẽ coi đó là một mối đe dọa – nó sẽ cô lập hoặc tiêu diệt loại vi-rút hoặc vi khuẩn đó để bạn không bị mắc bệnh. Hóa ra, khi chúng ta nghĩ về những người mình yêu quý, tôn trọng và cảm thấy tương đồng, não sẽ coi họ là người giống chúng ta hơn là không phải chúng ta. Bạn có thể nhìn thấy điều này trong máy chụp não, quan sát những người trưởng thành nghĩ trước hết về bản thân họ và sau đó là mẹ của họ. Các phân khu não được kích hoạt bởi cái tôi và mẹ gần như đều giống hệt nhau, cho thấy người mà chúng ta nghĩ là chính mình gồm những người chúng ta quan tâm đến. Ý thức về cái tôi phụ thuộc vào mối quan hệ của chúng ta với những người khác, và theo nhiều cách, chúng ta chỉ biết mình là ai khi nghĩ về những người khác. Bởi vì chúng ta gộp cả những người khác vào ý thức về cái tôi của mình, nên sự lựa chọn của họ ảnh hưởng đến sự lựa chọn của chúng ta.

DƯỚI KÍNH HIỂN VI: AI LÀ NGƯỜI KHIẾN BẠN MUỐN NẮM BẮTĐƯỢC CÁI GÌ ĐÓ TỪ HỌ NHẤT? ĐƯỢC CÁI GÌ ĐÓ TỪ HỌ NHẤT?

Hãy dành một chút thời gian để nghĩ xem “những người thân thiết” của bạn là ai. Bạn dành nhiều thời gian nhất với ai? Bạn quý trọng ai? Bạn cảm thấy mình giống ai nhất? Ý kiến của ai quan trọng nhất với bạn? Bạn tin tưởng hoặc quan tâm đến ai nhất? Bạn có thể nghĩ đến bất kì hành vi nào – dù hữu ích hay có hại – mà bạn đã học được từ họ, hoặc họ học được từ bạn không?

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)