Vấn đề ăn kiêng

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 143 - 144)

Mặc dù ăn kiêng đã có từ lâu và mọi người vẫn coi đó như một phương pháp giảm cân, nhưng phương pháp này rất kém hiệu quả. Một cuộc rà soát năm 2007 đối với toàn bộ nghiên cứu về các chế độ ăn kiêng hạn- chế-thức-ăn hoặc hạn-chế-calo cho thấy rất ít, hoặc không có bằng chứng, cho thấy việc ăn kiêng giúp giảm cân hoặc có lợi cho sức khỏe, và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, ăn kiêng có hại cho sức khỏe. Phần lớn những người ăn kiêng không chỉ lấy lại số cân mà họ giảm được trong khi ăn kiêng mà họ còn tăng cân. Trên thực tế, ăn kiêng là cách tốt hơn để tăng cân, thay vì giảm cân. Những người ăn kiêng tăng cân nhiều hơn những người có cùng trọng lượng nhưng chưa bao giờ ăn kiêng. Một số nghiên cứu dài hạn phát hiện ra rằng, tình trạng sụt cân khi ăn kiêng và tăng cân đúng bằng trọng lượng đã sụt làm gia tăng huyết áp và nồng độ cholesterol không tốt cho sức khỏe, ngăn chặn hệ miễn dịch, và gia tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, bệnh tiểu đường, và tử vong do nhiều nguyên nhân.

Rất nhiều nhà nghiên cứu – giống như Erskine – đưa ra kết luận rằng, lí do khiến việc ăn kiêng không hiệu quả đến vậy, chính là điều mà mọi người kì vọng sẽ đem lại hiệu quả: không ăn chất béo. Từ loại hoa quả bị cấm đầu tiên, sự ngăn cấm đó dẫn đến nhiều vấn đề, và hiện tại, khoa học khẳng định, hạn chế loại thực phẩm nào đó tự động khiến bạn tăng cơn thèm với nó. Ví dụ, những người phụ nữ được đề nghị không được ăn sô-cô-la trong một tuần, trải qua các cơn thèm sô-cô-la cực kì và họ ăn gấp đôi các loại kem sô-cô-la, bánh quy, bánh ngọt trong khi tham gia cuộc kiểm tra nếm hương vị so với những người phụ nữ khác. Bạn càng cố tránh món ăn nào đó, tâm trí bạn càng bị nó chiếm ngự.

rằng, việc kiềm chế ý nghĩ đem lại hiệu quả bởi vì họ thường cảm thấy mình thành công – ít nhất là ban đầu – trước việc xua tan những ý nghĩ về thức ăn. Không chỉ những người ăn kiêng mới tin rằng, việc kiềm chế ý nghĩ đem lại hiệu quả; tất cả chúng ta đều dễ bị ảnh hưởng bởi ảo tưởng này. Bởi vì bạn có thể tạm thời gạt bỏ một ý nghĩ nào đó, nên bạn cho rằng, bản thân chiến lược này rất tuyệt vời. Thất bại cuối cùng của chúng ta trong việc kiểm soát ý nghĩ và hành vi, được hiểu như minh chứng cho thấy, chúng ta vẫn chưa cố gắng hết sức để kiềm chế ý nghĩ – chứ không phải việc kiềm chế đó không đem lại hiệu quả. Việc này khiến chúng ta phải cố gắng hơn nữa, và khiến chúng ta chuẩn bị sẵn sàng cho phản ứng trở lại mạnh mẽ hơn nữa.

DƯỚI KÍNH HIỂN VI: DANH MỤC NHỮNG THỨ CẦN THIẾT NHẤTCỦA BẠN GỒM NHỮNG GÌ? CỦA BẠN GỒM NHỮNG GÌ?

Khoa học gợi ý rằng, khi chúng ta ngăn cấm một loại thực phẩm nào đó, chúng ta gia tăng mong muốn được ăn nó. Điều đó có đúng với bạn không? Bạn đã bao giờ thử giảm cân bằng cách cắt giảm thức ăn hoặc món đồ ăn nhanh ưa thích chưa? Nếu có, việc đó kéo dài trong bao lâu – và kết quả cuối cùng như thế nào? Hiện giờ danh sách các món không được ăn của bạn có gì không? Nếu có, việc không ăn món ăn nào đó có ảnh hưởng đến cơn thèm của bạn đối với món đó không? Nếu bạn không ăn kiêng, bạn có cấm mình không được sử dụng cái gì không? Điều đó có dập tắt mong muốn của bạn không, hay góp phần gia tăng mong muốn?

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 143 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)