TÔI KHÔNG MUỐN CẢM NHẬN THEO CÁCH NÀY

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 138 - 139)

CÁCH NÀY

Liệu cố gắng không nghĩ đến những ý nghĩ sầu não có khiến mọi người tuyệt vọng không? Nó không khó tin như chúng ta nghĩ đâu. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bạn càng cố gắng kiềm chế các ý nghĩ tiêu cực, bạn càng có khả năng tuyệt vọng. Những người tuyệt vọng càng cố gắng phong tỏa những ý nghĩ lo âu, họ càng trở nên tuyệt vọng hơn. Một trong những thí nghiệm đầu tiên về kiềm-chế-ý-nghĩ của Wegner, cho thấy ảnh hưởng này đối với những vấn đề hoàn toàn tốt cho sức khỏe. Ông đề nghị mọi người hoặc là nghĩ về điều tồi tệ nhất từng xảy ra với họ, hoặc không nghĩ về những điều đó. Khi mọi người căng thẳng hoặc xao lãng, việc cố gắng không nghĩ đến những ý nghĩ đau buồn sẽ khiến

họ đau buồn hơn là khi họ cố gắng cảm thấy buồn chán. Một thí nghiệm khác phát hiện ra rằng, khi mọi người cố gắng gạt những ý nghĩ tự chỉ trích bản thân (“Mình là kẻ đại bại,” “Bọn họ nghĩ mình ngu lắm”), lòng tự trọng và tâm trạng của họ giảm xuống nhanh hơn cả, khi mọi người công khai nói ra những ý nghĩ đó. Điều này vẫn đúng ngay cả khi mọi người nghĩ rằng, họ đã thành công trong việc gạt bỏ những ý nghĩ tiêu cực đó. Phản ứng trở lại đang tiếp tục tấn công!

Cố gắng kiềm chế nỗi lo lắng cũng gây tác dụng ngược. Ví dụ, khi một người cố gắng không nghĩ về quy trình y tế gây đau đớn, người đó sẽ càng thêm lo lắng và có những ý nghĩ về cơn đau. Những người cố gắng kiềm chế nỗi sợ hãi trước khi diễn thuyết công khai, không chỉ cảm thấy lo lắng hơn mà nhịp tim của họ cũng tăng lên (và càng có khả năng làm hỏng buổi nói chuyện quan trọng đó). Có thể chúng ta cố gắng gạt bỏ nhiều ý nghĩ ra khỏi tâm trí, nhưng bất kể thế nào, cơ thể ta cũng bắt được thông điệp đó. Và cũng giống như việc cố gắng kiềm chế những ý nghĩ buồn chán và tự chỉ trích bản thân, chỉ khiến sự thất vọng thêm tồi tệ, các nghiên cứu chỉ ra rằng, việc kiềm chế ý nghĩ làm gia tăng triệu chứng rối loạn lo lắng nghiêm trọng, ví dụ như trầm cảm sau chấn thương và rối loạn xung lực ám ảnh.

Các kết quả này khó có thể được ghi nhớ trong tâm trí chúng ta. Chúng ta định làm gì với những ý nghĩ có hại nếu như không phải là tống khứ chúng đi? Nhưng như chúng ta sẽ thấy, nếu muốn bảo vệ bản thân trước những sự đau đớn về trí lực, chúng ta cần phải chung sống hòa bình với những ý nghĩ đó, thay vì gạt chúng ra khỏi tâm trí.

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 138 - 139)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)