Lí luận nguy hiểm và mờ nhạt của giấy phép

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 69 - 72)

Nếu bạn tự nhủ rằng, bạn là người “tốt” khi tập luyện và bạn là người “xấu” khi không tập luyện, vậy thì rất có thể ngày mai bạn sẽ không đi đến phòng tập nữa, nếu hôm nay bạn mới tập luyện. Hãy tự nhủ rằng, bạn “tốt” khi tiến hành thực hiện một dự án quan trọng và “xấu” vì chần chừ, rất có thể bạn sẽ giảm bớt sự cố gắng vào buổi chiều, nếu buổi sáng bạn đạt được tiến bộ nào đó. Hay đơn giản là: Mỗi khi chúng ta có các mong muốn mâu thuẫn với nhau, việc làm người tốt cho phép chúng ta trở nên xấu xa một chút.

Lí luận nguy hiểm và mờ nhạt của giấyphép phép

Nói một cách nghiêm túc, lí luận của giấy phép không hề hợp lí. Thứ nhất, chúng ta hiếm khi cần đến mối liên kết giữa hành vi “tốt” và “xấu”. Những người mua sắm kiềm chế bản thân không mua sản phẩm đầy cám dỗ thường về nhà và ăn món gì đó rất hấp dẫn. Những nhân viên làm thêm giờ cảm thấy chính đáng khi dành một khoản chi tiêu cá nhân vào thẻ tín dụng của công ty.

Mọi thứ khiến chúng ta cảm thấy vui vẻ về phẩm hạnh của chính mình – dù chỉ là nghĩ đến việc làm gì đó tốt – cũng có thể cho phép chúng ta theo đuổi sự thôi thúc của bản thân. Trong một cuộc nghiên cứu, mọi người được đề nghị lựa chọn phương án tham gia hoạt động tình nguyện: dạy học cho trẻ em tại một nơi màn trời chiếu đất hoặc cải thiện môi trường. Mặc dù không đăng ký tham gia bất kỳ hoạt động có thực nào, nhưng chỉ hình dung đến hai lựa chọn cũng gia tăng mong muốn của họ là được khoe chiếc quần jean thời thượng. Một nghiên cứu khác phát hiện ra rằng, chỉ cần nghĩ đến việc quyên góp tiền từ thiện – mà chưa thực sự góp tiền – cũng gia tăng mong muốn khiến người

quyên góp muốn tự thưởng cho mình một buổi đi đến khu mua sắm. Hào phóng hơn cả là thậm chí chúng ta còn tự thưởng cho mình vì việc mà lẽ

ra chúng ta đã làm, nhưng trên thực tế chúng ta chưa hề làm. Chúng ta

lẽ ra có thể ăn hết cả chiếc bánh pizza, nhưng chúng ta chỉ ăn có ba miếng thôi. Lẽ ra chúng ta có thể mua tủ đựng quần áo mới, nhưng chúng ta chỉ mua một chiếc áo khoác mới thôi. Theo đuổi lối tư duy lô gic lố bịch này, chúng ta có thể biến mọi hành động bản thân đam mê thành hành động khiến chúng ta thấy vô cùng tự hào. (Cảm thấy có lỗi vì món nợ trong thẻ tín dụng ư? Nhưng, ít ra bạn cũng không phải đi cướp nhà băng để trả nợ mà!).

Những nghiên cứu tương tự như vậy cho thấy rằng, không thể tính toán chính xác xem chúng ta vốn đã tốt đến mức nào và đã đam mê

buông thả đến đâu. Thay vào đó, chúng ta tin tưởng cảm giác rằng, mình quả là người tốt. Các nhà tâm lí học nghiên cứu về lí luận đạo đức biết rõ, đây là cách khiến chúng ta đánh giá nhiều nhất về sự đúng, sai. Chúng ta có câu trả lời đầy quyết tâm, và tìm ra lí do hợp lí nếu bị buộc phải giải thích về cảm giác của chính mình. Nhiều lúc chúng ta không thể nghĩ ra lí do hợp lí để bảo vệ ý kiến cá nhân, nhưng chúng ta vẫn giữ chặt lấy cảm giác của bản thân. Nếu một hành vi – ví dụ ăn thêm một miếng bánh sinh nhật hoặc mua thêm một món đồ tạo thêm gánh nặng cho thẻ tín dụng – không gợi ra cảm giác “sai trái”, chúng ta sẽ không chất vấn sự thôi thúc của chính mình. Đây là cách mà cảm giác tốt đẹp về bản thân nhờ các hành vi trong quá khứ giúp chúng ta biện minh cho đam mê buông thả trong tương lai của mình. Khi bạn cảm thấy mình như một thánh nhân, ý tưởng về sự buông thả không tạo ra cảm giác sai trái. Nó đem đến cảm giác đúng đắn. Giống như thể bạn xứng đáng có được phần thưởng đó. Và nếu điều duy nhất thúc đẩy sự tự chủ của bạn là khao khát được làm một người tốt, bạn sẽ đầu hàng mỗi khi cảm thấy tốt đẹp về bản thân.

Điều tồi tệ nhất của giấy phép đạo đức không chỉ là lí luận đáng ngờ của nó; vấn đề lớn nhất là cách nó gài bẫy để chúng ta có những hành động đối lập với lợi ích của chính mình. Nó thuyết phục chúng ta rằng, hành vi tự hủy hoại – dù là thôi ăn kiêng, tiêu hết sạch tiền hoặc lén hút một điếu thuốc – là một “phần thưởng.” Đây là ý nghĩ điên rồ, nhưng cũng là mánh lới tác động mạnh mẽ của lí trí nhằm biến mong muốn của bạn thành những cái “nếu”.

Những đánh giá về đạo đức cũng không tạo nhiều động lực như niềm tin của chúng ta. Chúng ta lí tưởng hóa khao khát được làm người có đức hạnh, và rất nhiều người tin tưởng rằng, họ được thúc đẩy nhiều nhất bởi tội lỗi và sự xấu hổ. Nhưng chúng ta đang đùa với ai vậy? Chúng

ta có nhiều động lực nhất khi nhận được thứ mình muốn và tránh xa thứ mình không muốn. Răn dạy đạo đức cho một hành vi khiến chúng ta có thái độ nước đôi hơn, thay vì có thái độ rõ ràng về hành vi đó. Khi bạn xác định rằng, thách thức ý chí là việc nên làm để trở thành người tốt hơn, bạn sẽ tự động nghĩ ra các lập luận, biện minh cho lí do khiến bạn không nên làm việc đó. Đó là bản chất của con người – chúng ta cưỡng lại các quy tắc do người khác đặt ra vì lợi ích của chính mình. Nếu bạn thử áp dụng các quy tắc này theo quan điểm đạo đức và phát triển bản thân, bạn sẽ sớm nghe thấy chính mình lên tiếng – một phần trong bạn không muốn bị kiểm soát. Và vì vậy, khi bạn tự nhủ rằng, việc tập luyện, tiết kiệm tiền hoặc bỏ thuốc là hành động đúng đắn cần làm – không phải hành động giúp bạn đạt mục tiêu cá nhân – bạn sẽ ít có khả năng hành động một cách nhất quán.

Để tránh xa cạm bẫy giấy phép đạo đức, điều quan trọng là bạn phải tách rời tình thế lưỡng nan về đạo đức với khó khăn đơn thuần. Gian lận thuế hoặc lừa gạt bạn đời có thể là sai lầm về mặt đạo đức, nhưng gian lận về chế độ ăn kiêng không phải là một tội lỗi đạo đức. Vậy mà rất nhiều người nghĩ rằng, các hình thức tự chủ đều là một bài kiểm tra về đạo đức. Đầu hàng món tráng miệng, đi ngủ muộn, mang theo số dư thẻ tín dụng – chúng ta coi đây là những lí do giúp quyết định xem mình là người tốt hay xấu. Không có lí do nào chứa đựng sức nặng thực sự của tội lỗi hoặc phẩm hạnh. Khi chúng ta nghĩ về thách thức ý chí theo

phương diện đạo đức, chúng ta lạc lối trong những lời tự biện hộ và mất tầm nhìn về việc các thách thức này trợ giúp chúng ta ra sao để đạt được mong muốn.

DƯỚI KÍNH HIỂN VI: ĐẠO ĐỨC VÀ THÓI XẤU

Tuần này, hãy quan sát cách bạn nói với chính mình và người khác về thành công cùng thất bại ý chí của bạn:

• Bạn có tự nhủ rằng, bạn quả là “tốt” mỗi khi thành công trước một thách thức ý chí nào đó, và bạn “xấu” khi bạn đầu hàng sự chần chừ hoặc cám dỗ không?

• Bạn có vận dụng hành vi “tốt” nhằm cho phép bản thân làm việc gì đó “xấu” không? Đây là phần thưởng vô hại, hay nó hủy hoại các mục tiêu ý chí lớn hơn của bạn?

Một phần của tài liệu Não và lời nói dối vĩ đại của nó (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)