Nghiên cứu liên quan đến thực trạng thể chế, chính sách và tổ chức đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở Lào và ở tỉnh Luang

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 37 - 39)

Nam Tha

Bài: “Livestock development and poverty alleviation: revolution or evolution for upland livelihoods in Lao PDR?” [113] (Phát triển chăn nuôi và xóa đói giảm nghèo: cuộc cách mạng hay tiến hóa cho sinh kế vùng cao ở CHDCND Lào?), tác giả Joanne MillarI & Viengxay Photakoun (2011) đã khám phá tiềm năng của việc thâm canh chăn nuôi để mang lại lợi ích cho sinh kế của các hộ gia đình vùng cao và đáp ứng nhu cầu thị trường ở Lào. Tuy ngành chăn nuôi ở các nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc ngày càng gia tăng, nhưng tại Lào thì việc phát triển vẫn đang là một vấn đề. Kết quả nghiên cứu ở hai tỉnh miền núi phía Bắc cho thấy việc đưa thức ăn vào chăn nuôi đã tạo ra một cuộc cách mạng cho cuộc sống của một số nông dân và thôn bản nhằm phát triển kinh tế và SKBV vẫn cần có các chiến lược để thu hút các hộ nghèo nhiều hơn.

Bài “Community-Based Water Resources Management for Livelihood Improvement and Poverty Reduction: A Case Study at Lao Nya Village, Pathoumphone District, Champasak Province” [121] (Quản lý tài nguyên nước dựa vào cộng đồng để cải thiện sinh kế và giảm nghèo: Nghiên cứu điển hình tại làng Lao Nya, huyện Pathoumphone, tỉnh Champasak) (2010), đã chú ý tính công bằng xã hội trong phân bổ nghuồn nước giữa các cộng đồng thượng nguồn và hạ nguồn của tỉnh Champasak có liên quan đến đảm bảo tính bền vững trong kinh tế của toàn bộ lưu vực.

Bài “The Banking Sector to Promote Agricultural Sector and Poverty Reduction in Lao P.D.R” [125] (Khu vực ngân hàng thúc đẩy khu vực nông nghiệp và giảm nghèo ở CHDCND Lào), báo cáo của nhóm nghiên cứu trong

Hội nghị quốc tế về tổ chức công (ICONPO) ngày 3/12/2019. Xác định vai trò ngành ngân hàng trong thúc đẩy ngành nông nghiệp và XĐGN, giải thích những thách thức và triển vọng của ngành nông nghiệp và XĐGN ở Lào, những thách thức của tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Từ đó, bàn về các biện pháp thúc đẩy vai trò của ngành ngân hàng nhằm hỗ trợ phát triển ngành nông nghiệp và XĐGN ở Lào để đạt được mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030.

Bài “Study on factors influencing the sustainability of livestock producers’ groups’ formation in Northern Uplands of Lao PDR” [126] (Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tính bền vững của việc hình thành các nhóm chăn nuôi ở vùng cao phía Bắc của CHDCND Lào) nhóm tác giả Silinthone Sacklokham, Chitpasong Kousonsath, Fue Yang và Maiyer Xiong thuộc Khoa Nông nghiệp, Đại học Quốc gia Lào nghiên cứu xác định các thực hành tốt để thực hiện và hoạt động bền vững của các nhóm sản xuất được thành lập nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nông hộ nhỏ; phân tích các hạn chế và cơ hội cho việc thực hiện và nhân rộng các sáng kiến của nhóm sản xuất trong các dự án do IFAD tài trợ tại CHDCND Lào hướng vào SKBV.

Ngoài ra, trên các diến đàn còn có các nghiên cứu về sản xuất có liên quan đến SKBV ở Lào, như: “Forests, marketization, livelihoods and the poor in the Lao PDR” (Rừng, thị trường hóa, sinh kế và người nghèo ở CHDCND Lào) của J. D. Rigg đăng trên Tạp chí “Land Degradation & Development”, Volume 17, Issue 2, 22 March 2006, tr.123-133, “People’s Perceptions of the Benefits of Natural Beekeeping and Its Positive Outcomes for Forest Conservation: A Case Study in Northern Lao PDR” (Nhận thức của người dân về lợi ích của việc nuôi ong tự nhiên và kết quả tích cực của nó đối với bảo tồn rừng: Nghiên cứu điển hình ở Bắc Lào) của Souvick Chanthayod, Weizhe Zhang và Jin Chen đăng trên Tạp chí Tropical Conservation Science, ngày 20/3/2017; “People’s Perceptions of the Benefits of Natural Beekeeping

and Its Positive Outcomes for Forest Conservation: A Case Study in Northern Lao PDR” (Nhận thức của người dân về lợi ích của việc nuôi ong tự nhiên và kết quả tích cực của nó đối với việc bảo tồn rừng: Một nghiên cứu điển hình ở Bắc Lào) của Souvick Chanthayod, Weizhe Zhang, Jin Chen đăng trên Tropical Conservation Science, First Published March 20, 2017; “The evolution of food security policy in Lao PDR: Continuity and change in the era of the sustainable development goals” (Sự phát triển của chính sách an ninh lương thực ở CHDCND Lào: Sự liên tục và thay đổi trong thời đại của các mục tiêu phát triển bền vững) của Jannie Armstrong, trong cuốn Advances in Food Security and Sustainability, Volume 4, 2019, P. 67-95; “Poverty Profile in Lao PDR: Poverty Report for the Lao Expenditureand Consumption Survey 2018-2019” (Hồ sơ Nghèo đói ở CHDCND Lào: Báo cáo Đói nghèo cho Điều tra Chi tiêu và Tiêu dùng ở Lào 2018-2019) của Lao Statistics Bureau and World Bank (2020)...

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 37 - 39)