Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng tham gia hỗ trợ sinh kế bền vững của các hộ nghèo

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 147 - 150)

- Dự báo những khó khăn

4.2.4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng tham gia hỗ trợ sinh kế bền vững của các hộ nghèo

gia hỗ trợ sinh kế bền vững của các hộ nghèo

Trên quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là việc làm của toàn dân, của mọi DN, tổ chức, mọi thành phần kinh tế dưới sự dẫn dắt và hỗ trợ của Nhà nước, để đảm bảo SKBV của các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha cần coi trọng việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng tham gia hỗ trợ các hộ nghèo. Nội dung của giải pháp này:

Một là, coi trọng việc tổ chức lồng ghép các chương trình, dự án trên địa bàn để huy động tối đa, hiệu quả các nguồn lực từ DN, cá nhận và các tổ chức xã hội trong cộng đồng và nguồn lực của bản thân người nghèo để đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu chương trình đảm bảo SKBV.

Hai là, phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đoàn thể trong việc cho vay giải quyết việc làm; ưu tiên cho vay đối với các cơ sở sản xuất - kinh doanh tạo nhiều việc làm, nhất là lao động nhàn rỗi ở nông thôn.

Ba là, hỗ trợ đào tạo nghề gắn với giới thiệu việc làm, chuẩn bị điều kiện cho lao động đăng ký dự tuyển đi xuất khẩu lao động; mở rộng thị trường lao động, hợp tác với các đối tác, DN xuất khẩu lao động.

Bốn là, khuyến khích các tổ chức, cá nhân quyên góp quỹ nhằm thực hiện tốt chương trình hỗ trợ nhà ở theo sự hướng dẫn của nhà nước, tránh việc làm tự phát gây tiêu cực, lợi dụng.

Năm là, tiếp tục tăng cường và phát huy vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị, trước hết là mặt trận tổ quốc và các đoàn thể như hội nông dân, đoàn thanh niên, hội phụ nữ từ tỉnh xuống bản trong các cuộc vận động tạo “Quỹ vì người nghèo”, “Ngày vì người nghèo”... Tích cực vận động các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các hộ khá giả, hộ giàu trong việc giúp đỡ các hộ nghèo. Phát huy vai trò của Hội người nghèo trong việc giúp đỡ hội viên khi gặp rủi ro hoặc yếu thế trong việc tiếp cận các chính sách ưu đãi, nhất là chính sách tín dụng đối với hộ nghèo.

Coi trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện triển khai các chương trình, dự án hỗ trợ SKBV cho các hộ nghèo đảm bảo đúng đối tượng, thiết thực, có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, tiêu cực, trục lợi.

Trong việc thu hút các nguồn lực cùng với sự tham gia của các DN, tổ chức, cá nhân hỗ trợ các hoạt động SKBV của các hộ nghèo, có thể nghiên cứu và lựa chọn giải pháp áp dụng mô hình giảm nghèo đã rất thành công ở các tỉnh

vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, nơi mà tỉnh Luang Nam Tha có rất nhiều điểm tương đồng về điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội. Mô hình này được hình thành trong quá trình các tỉnh miền núi chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường hội nhập. Trong quá trình đó, không gian kinh tế của các tỉnh ngày càng được mở rộng. Nó không còn chỉ trong giới hạn một địa phương mà còn hướng ra thị trường trong nước và quốc tế. Sự tiếp xúc với không gian bên ngoài ngày càng rộng mở đã đặt các cộng đồng dân tộc ở miền núi vào một hoàn cảnh mới đầy thách thức và cũng không ít cơ hội. Trong bối cảnh đó, có một số hộ thuộc dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo. Khác so với dân tộc đa số, con đường đi lên của đồng bào dân tộc thiểu số thường bắt đầu sinh kế từ việc đảm bảo an ninh lương thực dựa trên cây lương thực, hoa màu ngắn ngày và làm thuê gần nhà. Sau khi đã vượt ngưỡng “đủ ăn”, đa số hộ dân tộc thiểu số có lợi thế đất đai sẽ đa dạng hóa để tăng thu nhập nông nghiệp bằng cách kết hợp trồng cây hàng hóa ngắn ngày và dài ngày, và phát triển chăn nuôi. Bước tiếp theo, một số hộ sẽ từng bước thâm canh một loại cây hàng hóa nhằm tăng thu nhập theo cách “lấy ngắn nuôi dài”. Một số hộ sau quá trình thâm canh sẽ tiếp tục đa dạng hóa nông nghiệp ở mức cao hơn để đảm bảo dòng tiền và tăng thu nhập bền vững hơn. Một số ít hộ khác tìm cách tăng thu nhập phi nông nghiệp bằng cách đi làm ăn xa hoặc xuất khẩu lao động, đầu tư vào dịch vụ nhất là thương mại, phát triển nghề truyền thống. Trong quá trình vươn lên, hộ dân tộc thiểu số thành công đầu tư cho giáo dục với hy vọng thế hệ sau có nghề phi nông nghiệp ổn định với thu nhập cao hơn.

Chiến lược đa dạng hóa sinh kế của hộ gia đình dân tộc thiểu số thành công cũng gần giống đích đến về chiến lược sinh kế của đồng bào dân tộc đa số. Các nhà nghiên cứu đã gọi đây là con đường sinh kế nội sinh. Tuy nhiên, không phải là các hộ nghèo đi đến thành công nếu chỉ tự mình đối mặt với thị trường trong việc lựa chọn sản xuất, tích lũy các nguồn lực sinh kế. Mô hình SKBV áp dụng cho các hộ là người dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc Việt Nam là phát

huy cao độ các thế mạnh nội sinh của hộ gia đình với đặc biệt coi trọng vai trò của yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng (DN, tổ chức, cá nhân). Nhờ đó mới tạo nên “điểm sáng” ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Có thể xem mô tả mô hình trên ở hình 4.1. Việc làm phi nông nghiệp Làm thuê/ Thương mại/Dịch vụ/

đi làm xa/ Nghề truyền XKLĐ thống

Trẻ em, thanh niên

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 147 - 150)