Bài học rút ra cho tỉnh Luang Nam Tha

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 85 - 87)

- Kinh nghiệm của tỉnh Xiêng Khoảng

2.3.2. Bài học rút ra cho tỉnh Luang Nam Tha

Từ kinh nghiệm đảm bảo SKBV của các tỉnh nêu trên, có thể rút ra bài học như sau vận dụng vào giải quyết vấn đề đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha:

Một là, coi trọng và đề cao trách nhiệm của các cấp đảng và chính quyền, phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong toàn bộ quá trình giải quyết đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn.

Hai là, cần tăng cường sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực sinh kế như đất đai, vốn, lao động để hỗ trợ, quản lý phát triển sinh kế của hộ nghèo.

Ba là, hỗ trợ cho các hộ nghèo vay vốn tín dụng để kích thích hoạt động sinh kế. Có các chương trình nhằm giúp hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững. Nhiều hộ gia đình nhờ nguồn vốn vay ưu đãi của ngân hàng đã thoát nghèo và làm giàu bằng chính các sản phẩm nông nghiệp trên quê hương mình.

Bốn là, việc triển khai các hoạt động hỗ trợ cần quan tâm đến yếu tố con người, nâng cao trình độ cho các thành viên trong hộ nghèo, chỉ khi trình độ của người lao động được nâng cao thì mới có thể sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế. Mở các lớp tập huấn nâng cao tay nghề, chuyển giao khoa học, kỹ thuật để hộ phát triển ngành nghề phù hợp với điều kiện nguồn lực của mình. Tư vấn cho họ biết hướng phát triển kinh tế và đầu tư hiệu quả, hạn chế rủi ro, hỗ trợ thông tin thị trường.

Năm là, tích cực chuyển giao công nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con người và áp dụng khoa học và công nghệ có hiệu quả. Áp dụng khoa học, kỹ thuật vào vào việc tạo ra các ngành nghề, dịch vụ mới, thực hiện phân công lại lao động xã hội. Đa dạng hóa các hình thức và nội dung hỗ trợ hộ nghèo sản xuất, kinh doanh. Nhà nước tăng cường đầu tư hơn nữa các nội dung hỗ trợ không chỉ để hộ thoát nghèo mà còn tạo động lực cho tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai. Phát huy tính năng động và sáng tạo, tích luỹ kinh nghiệm của hộ nghèo trong lao động sản xuất.

Sáu là, tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thể tự tăng được thu nhập và có động lực lao động. Đào tạo dạy nghề tốt để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo lao động sản xuất. Định hướng cho người lao động những ngành nghề có ưu thế để phát triển (phát triển các DN công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp sản xuất vật tư nông nghiệp, hàng tiêu dùng cho nông thôn...) giúp tăng thu nhập cho hộ nghèo, cải thiện đời sống.

Bảy là, để triển khai thực hiện các hoạt động lao động sản xuất của hộ nghèo cần phải bám sát các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương và sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương. Phải xây dựng mô hình các hộ nghèo sản xuất hàng hóa có hiệu quả. Thực hiện liên kết hiệu quả giữa các nhà quản lý và các hộ nghèo. Hoạch định rõ chiến lược quản lý phát triển kinh tế hộ nghèo với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tỉnh Luang Nam Tha.

Chương 3

THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNGCHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA,

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 85 - 87)