Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 137 - 140)

- Dự báo những khó khăn

4.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo

trọng và sự cần thiết phải đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo

Nhận thức là quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ. Đó là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc con người về hiện thực khách quan. Bản chất nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào óc con người trên cơ sở thực tiễn. Việc nâng cao nhận thức cho toàn thể cán bộ và người dân về mục tiêu giải quyết vấn đề đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo phải đươc xem là một giải pháp vừa cấp bách vừa lâu dài. Bởi vì, chỉ khi nhận thức đúng bản chất của vấn đề thì người tham gia mới có thể dự kiến được sự vận động của vấn đề trong tương lai, mới chỉ ra và thực thì được

phương hướng và giải pháp đảm bảo cho sự phát triển đúng hướng, có hiệu quả trong thực tiễn. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng lý luận khoa học làm cho hoạt động của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát.

Mục tiêu của giải pháp là phải làm cho mọi người, cả cán bộ và nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết phải đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo. Phải sớm khắc phục sự lạc hậu trong nhận thức lý luận của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ có liên quan trực tiếp đến hoạch định chính sách và tổ chức thực tiễn việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo.

Về vấn đề này, trong nhận thức trước đây của không ít cán bộ mới chỉ dừng ở việc coi hỗ trợ người nghèo là một chính sách xã hội mang tính nhân văn mà chưa hiểu người nghèo, hộ nghèo là một bộ phận nguồn lực sản xuất xã hội không được để tình trạng lãng phí. Cần phải làm cho cả cán bộ và người dân hiểu rõ người nghèo, hộ nghèo là một bộ phận dân cư trong một huyện, một tỉnh hay một quốc gia. Bộ phận dân cư đó có quan hệ biện chứng với các bộ phận dân cư khác trong xã hội. Họ không chỉ sở hữu các nguồn lực về lao động và các nguồn vốn sinh kế khác (kinh nghiệm sản xuất, vốn tài chính và các nguồn vốn vật chất có thể đưa vào sản xuất), mà còn là nơi tiềm ẩn năng lực sáng tạo để phát triển kinh tế xã hội. Nếu biết khơi dậy và đưa bộ phận nguồn lực quan trọng này này vào các hoạt động sản xuất thì nó không những tạo ra việc làm và thu nhập cho bản thân các hộ nghèo, mà còn làm cho nền kinh tế hướng vào hoạt động có hiệu quả. Cần nhận thức rằng, các nền kinh tế thị trường hiện nay đã và đang vấp phải tình trạng nan giải bởi giới hạn khả năng sản xuất vì các nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm. Lựa chọn kinh tế tối ưu đòi hỏi phải khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của xã hội. Hiệu quả tức là không lãng phí. Điều này có nghĩa, trong điều kiện còn tới hơn 20% số hộ nghèo như tỉnh Luang Nam Tha mà nếu các hộ này thiếu các hoạt động sinh kế và không duy trì được hoạt động sinh kế lâu dài thì sự lãng phí là rất lớn. Do vậy, nền kinh tế của

tỉnh và của quốc gia cũng không thể đạt được ở mức giới hạn sản lượng tiềm năng, không có hiệu quả.

Cũng cần nhận thức sâu sắc rằng, hỗ trợ để đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo không chỉ là cần thiết về mặt chính trị xã hội, mà nó còn là cần thiết xét về mặt kinh tế. Bởi vì những đầu tư về vật chất và tài chính của nhà nước và xã hội cho đảm bảo hoạt động sinh kế của các hộ nghèo chỉ là chi phí ban đầu, là “vốn mồi” để khơi dậy nguồn vốn tiềm ẩn của các hộ nghèo. Nhờ những đầu tư đó mà các hộ nghèo tạo ra của cải, có thu nhập, có thêm nhu cầu tiêu dùng, do vậy làm tăng tổng cầu và từ đó kích thích đầu tư trong xã hội, thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Hỗ trợ để đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo không phải đơn giản chỉ là một chính sách xã hội của nhà nước hay là một nghĩa cử nhân đạo của người dân, mà nó là một giải pháp để phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế của tỉnh và nâng cao thu nhập của mọi thành viên xã hội.

Cũng cần nhận thức sâu sắc rằng thể chế Nhà nước của nước CHDCND Lào cũng là một nguồn lực cho phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Khi chính sách của nhà nước phù hợp với nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân và các chế tài của nhà nước có hiệu lực mạnh mẽ thì nó sẽ tạo ra sự đồng thuận xã hội, tránh được các tranh chấp, khiếu kiện... không cần thiết gây lãng phí, làm tăng các chi phí giao dịch của các chủ thể thị trường. Việc nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ trong hoạch định và thực thi chính sách nói chung, hỗ trợ cho việc đảm bảo SKBV của hộ nghèo nói riêng là rất cần thiết để họ làm tốt chức năng, nhiệm vụ công chức của mình đối với nhà nước và xã hội, tránh được tình trạng trì trệ, thiếu sáng tạo trong thi hành công vụ như dã từng diễn ra.

Để thực hiện giải pháp này, cần xây dựng và tổ chức các chương trình nâng cao kiến thức về kinh tế trước hết cho đội ngũ cán bộ đảng, công chức nhà nước. Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác ban hành, thực thi chính sách, công tác kế hoạch hóa... Chú trọng bồi dưỡng đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ. Tổ chức nghiên cứu thực

tiễn điển hình tiên tiến ở trong và ngoài nước về giải quyết vấn đề này để có thể lựa chọn vận dụng vào điều kiện thực tế tỉnh Luang Nam Tha. Tăng cường vai trò của hệ thống thông tin, truyền thông trong việc phổ biến tri thức về sự cần thiết hỗ trợ SKBV cho các hộ nghèo để mọi người dân nhận thức được lợi ích và trách nhiệm của mình trước những vấn đề chung của xã hội, từ đó có những ứng xử và việc làm thiết thực.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 137 - 140)