Nâng cao vai trò yếu tố nội lực, phát huy ý chí, tính sáng tạo trong hoạt động sinh kế của các hộ nghèo

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 151 - 153)

- Dự báo những khó khăn

4.2.5. Nâng cao vai trò yếu tố nội lực, phát huy ý chí, tính sáng tạo trong hoạt động sinh kế của các hộ nghèo

trong hoạt động sinh kế của các hộ nghèo

Nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra rằng nội lực là nhân tố có ý nghĩa quyết định vì chính nhân tố đó bảo đảm có thể tiếp thụ và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngoại lực, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp to lớn cho phát triển. Nội lực của các hộ nghèo lúc này trước hết là ý chí vươn lên, khát vọng vượt qua giai đoạn khó khăn, không để thua chị kém em, không cam chịu nghèo hèn, không chịu sống phụ thuộc. Mục tiêu của các hộ này là thoát nghèo và đảm bảo SKBV để vươn lên làm giàu. Mặc dù sự giúp đỡ và hỗ trợ của Nhà nước và xã hội là hết sức quan trọng trong thời kỳ đầu nhằm tạo tiền đề cho đảm bảo SKBV, nhưng nội lực của bản thân hộ nghèo vẫn là nguồn sức mạnh vô địch để biến thành sức mạnh vật chất từ nhỏ thành lớn, từ yếu thành mạnh trong toàn bộ quá trình sinh kế của mình. Nội lực chính là phương tiện mạnh mẽ cho hoạt động sinh kế của hộ nghèo.

Trong điều kiện của một tỉnh nghèo, đang phát triển, có nguồn vốn tài chính còn nhỏ như tỉnh Luang Nam Tha, thì việc kể khơi dậy và phát huy vai trò của nguồn nội lực của các hộ nghèo cho phát triển các hoạt động sinh kế là đặc biệt cần thiết. Giải pháp cho vấn đề này gồm:

Một là, phải luôn coi nội lực của các hộ nghèo là cơ bản, chiến lược lâu dài, là quyết định; sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội là ngoại lực rất

quan trọng, cần thiết, thường xuyên, đột phá, trong đó có các yếu tố như vốn, khoa học, công nghệ, trình độ, kinh nghiệm quản lý, thị trường…để ban hành và thực thi chính sách, biện pháp đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo.

Hai là, khắc phục tâm lý ỷ lại, trông cậy vào sự giúp đỡ, hỗ trợ của Nhà nước và xã hội đã từng tồn tại từ bấy lâu nay mà không chịu khơi dậy, nuôi dưỡng và phát huy được ý chí, khát vọng vươn lên vốn có của các hộ nghèo trong hoạt động sinh kế.

Ba là, nâng cao chất lượng con người và nguồn nhân lực cho các hộ nghèo thông qua mở rộng quy mô và đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghề, đào tạo nghề theo địa chỉ. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người khuyết tật tham gia các hệ lớp học để họ biết nghề và nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phát triển mạnh giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề, mở rộng đào tạo nghề theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và hội nhập quốc tế. Rà soát xây dựng cơ cấu ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch phát triển nhân lực của tỉnh đến năm 2030. Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nghèo để tuyển dụng vào làm việc tại DN. Làm tốt công tác khuyến nông, khuyến công, khuyến ngư; hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn và chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất. Gắn kết đào tạo nghề với giới thiệu việc làm, chuẩn bị điều kiện cho lao động đăng ký dự tuyển đi xuất khẩu lao động; mở rộng thị trường lao động, hợp tác với các đối tác, DN xuất khẩu lao động.

Bốn là, thường xuyên biểu dương và phổ biến gương tốt, điển hình tiên tiến, tổ chức các đợt tập huấn, giới thiệu bí quyết và kinh nghiệm làm ăn, tổ chức sinh kế của hộ nghèo trong quá trình vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng để kích thích ý chí, khát vọng và năng lực sáng tạo của các hộ nghèo trong cộng đồng.

Năm là, làm tốt hơn nữa chính sách và các chương trình ASXH của Chính phủ. Các hình thức tổ chức hoạt động từ trước tới nay cần được mở rộng và phát huy như Chương trình “Nối vòng tay lớn”, “Tết cho người nghèo”, khám và chữa bệnh cho người nghèo, các chương trình GNBV...

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 151 - 153)