Về hình thức tổ chức đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo trên địa bàn của tỉnh Luang Nam Tha

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 101 - 102)

- Kinh nghiệm của tỉnh Xiêng Khoảng

3.2.2.2. Về hình thức tổ chức đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo trên địa bàn của tỉnh Luang Nam Tha

nghèo trên địa bàn của tỉnh Luang Nam Tha

Chủ trương của đảng ủy và chính quyền tỉnh Luang Nam Tha là thực hiện đa dang hóa các hình thức tổ chức sinh kế cho các hộ nghèo.

Hình thức đầu tư của Nhà nước: Đầu tư sản xuất nông nghiệp: nhà nước đã thông qua 40 dự án hỗ trợ sinh kế cho người nghèo với tổng nguồn vốn 3,0 triệu USD (tương đương 28.500 tỷ kíp), đã thực hiện 35 dự án, hoàn thành và đưa vào hoạt động 5 dự án. Đã đầu tư vào công nghiệp và dịch vụ để hỗ trợ người nghèo 17 dự án với tổng nguồn vốn 3,5 tỷ kíp, đã thực hiện 14 dự án, hoàn thành và đưa vào hoạt động 3 dự án

Đầu tư của các doanh nghiệp trong nước để hỗ trợ người nghèo có 26 dự án với tổng nguồn vốn 15,6 tỷ kíp, đã thực hiện 24 dự án, hoàn thành và đưa vào hoạt động 2 dự án.

Hình thức kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết: Trong giai đoạn 2011 - 2020, chính quyền đã khuyến khích người dân phát triển các hộ chăn nuôi liên kết với các doanh nghiệp trong việc đầu tư nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm; hộ tiến hành sản xuất, phát triển giống vật nuôi, thủy sản năng suất, chất lượng cao, quản lý dịch bệnh, nâng cao giá trị gia tăng ngành chăn nuôi, phát triển bền vững.

Hình thức kinh tế hộ gia đình: Đây là hình thức chủ yếu trong hoạt động sinh kế của các hộ nghèo. Nó được phát triển trong các ngành thủ công nghiệp, dịch vụ và nhất là trong ngành sản xuất nông nghiệp. Với hình thức này, chính quyền tỉnh đã và đang tổ chức giao đất để khai hoang bổ sung ruộng nước, hỗ trợ trồng rừng kinh tế, hỗ trợ trồng cây cao su, hỗ trợ trồng cây ăn quả, hỗ trợ phát triển chăn nuôi tập trung, hỗ trợ nuôi trồng thủy sản,… thực hiện khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng tự nhiên gắn với chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các hộ.

Hình thức làm thuê và lao động tự do: Toàn tỉnh hiện có khá nhiều hộ sống bằng nghề làm thuê, làm các công việc dịch vụ và nghề tự do. Chính quyền các cấp đều đã nhận thức rằng, khi người nghèo chưa đủ điều kiện làm chủ trong các hình thức kinh tế hộ hat kinh tế tập thể thì khuyến khích họ đi làm thuê và coi đó là một bước đệm, một trải nghiệm cần thiết, cần được khuyến khích, tôn trọng.

3.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHOCÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 101 - 102)