Phương hướng đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèoở tỉnh Luang Nam Tha

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 134 - 137)

- Dự báo những khó khăn

4.1.3. Phương hướng đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèoở tỉnh Luang Nam Tha

tỉnh Luang Nam Tha

Đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là chủ trương nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chính sách của Đảng và chính sách của Nhà nước Lào trong thời kỳ đổi mới để phát triển đất nước. Để thực hiện chủ trương và chính sách này, vận dụng vào điều kiện thực tế của tỉnh Luang Nam Tha, tác giả xin đề xuất phương hướng như sau:

- Thực hiện nhất quán tinh thần, đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Nam Tha đến năm 2030.

Đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trước hết phải nhằm vào các đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên địa bàn tỉnh. Đó là các hộ tái định cư miền núi Luang Nam Tha. Nó cần được đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành đồng bộ, chặt chẽ của các cấp chính quyền trong tỉnh; phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các lực lượng, các thành phần kinh tế tham gia công tác di dân, tái định cư. Việc di dân, tái định cư là vấn đề xã hội lớn, vừa có lợi ích trước mắt, vừa có lợi ích lâu dài, toàn diện đối với tỉnh Luang Nam Tha. Đồng bào vùng tái định cư phải có nhận thức

đúng, tự vươn lên khắc phục khó khăn; đồng thời, có sự trợ giúp tích cực của Nhà nước, cộng đồng, với phương châm: Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Công tác đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha phải được đặt trong tổng thể quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nhất là phương án điều chỉnh địa giới hành chính, xây dựng nông thôn mới, sắp xếp lại dân nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh liên quan, nhất là tỉnh U Đôm Xay, Luang Pha Bang, Xiêng Khoang và đơn vị hành chính liên quan, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng; đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào bị ảnh hưởng từng bước có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.

- Gắn kết các giải pháp về đảm bảo SKBV với công tác GNBV trên địa bàn tỉnh, nhất là ở các vùng còn nhiều khó khăn.

Kết hợp các giải pháp giữa đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng, đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của các hộ nghèo với lợi ích của xã hội và truyền thống đoàn kết các dân tộc thiểu số, đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc sở tại phù hợp với phong tục, tập quán chung của tỉnh, của đất nước; phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Việc quy hoạch chi tiết các khu, địa bàn đảm bảo SKBV cho hộ nghèo phải ổn định lâu dài. Việc đầu tư hạ tầng tại các khu, điểm phải có chất lượng, hiệu quả và chỉ tổ chức di chuyển cho các hộ nghèo vùng xa tới nơi ở mới khi đã cơ bản hoàn thiện các công trình thiết yếu như mặt bằng, nước sinh hoạt, đường giao thông trạm y tế …

Đảo bảm SKBV cho các hộ nghèo phải trên cơ sở tạo ra được các điều kiện để các hộ nghèo sớm ổn định chỗ ở và đời sống, trên cơ sở khai thác tiềm năng và sức lao động, từng bước thay đổi cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; tinh thần, cuộc sống vật chất đồng bào từng bước tốt hơn nơi ở cũ; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giữ vững ổn định, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái.

- Gắn kết việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng với đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng đã có đi đôi với xây dựng mới nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội cả vùng phát triển, phục vụ thiết thực cho công tác đảm bảo SKBV và đảm bảo cho hộ nghèo tái định cư và dân sở tại đều được hưởng lợi từ dự án. Việc tổ chức tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số nằm trong vùng ngập và vùng bị ảnh hưởng phải đảm bảo an toàn và hoàn thành trước khi chuyển sang chỗ mới.

Đảm bảo cuộc sống của người nghèo tỉnh Luang Nam Tha phải tốt hơn nơi ở cũ. Ổn định bền vững đời sống và sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân vùng miền núi tập trung, gắn xây dựng vùng sâu, vùng xa với thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, thực hiện tốt chính sách dân tộc thiểu số, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Phát huy vai trò nỗ lực của kinh tế hộ trong các khu miền núi tỉnh Luang Nam Tha.

Dưới đây là các các chỉ tiêu cụ thể nhằm đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ xuống dưới 10% vào năm 2025. Tập trung xóa hộ nghèo kinh niên, đặc biệt đối với gia đình chính sách.

- Xây dựng bản gương mẫu theo 4 nội dung 4 chiến lược cho được 5- 7 bản mỗi huyện.

- Phấn đấu 100% bản nghèo, bản nhỏ cụm lại thành bản lớn cho được 1-3 điểm ở mỗi huyện và nâng cấp các kết cấu hạ tầng thiết yếu.

- Phấn đấu 100% số hộ nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. - Trong giai đoạn 2021-2025, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDRP) bình quân 7,5%/năm; GDRP bình quân đầu người đạt 2.286,40 USD vào năm 2025, gấp 1,5 lần so với năm 2015. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo nghèo giảm xuống 4%/năm, giảm tỷ lệ hộ cận nghèo từ 1 đến 1,5%/năm; giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng thấp hơn tiêu chuẩn đặt dưới 22%; tỷ lệ tiểu học đạt

98%, tỷ lệ của học sinh từ cấp 1 đến cấp 5 đạt 98%; tỷ lệ biết chữ ở cụm 15 - 24 tuổi đạt 99%; xóa đối xử không công bằng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục. Đảm bảo về môi trường, tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch phấn đấu đạt 90%, tỷ lệ dân số sử dụng nhà vệ sinh đạt 100%. Đảm bảo 100% cụm bản có đường ô tô đến trung tâm cụm, mặt đường được cứng hóa; 95% thôn, bản có đường xe máy, ô tô đi lại thuận lợi; 100% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; các công trình thủy lợi đáp ứng được trên 85% yêu cầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt; trên 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; trên 90% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; 85% hộ gia đình, hộ nghèo, đạt tiêu chuẩn văn hóa. Hoàn thành 100% hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất sản xuất cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong tỉnh. Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 33%. Thu nhập bình quân đến năm 2025 đạt 24 triệu kíp/người/năm. Có trên 50% cụm bản đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 19/19 tiêu chí); các cụm bản còn lại đạt trên 17 tiêu chí/cụm bản [54].

4.2. GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHOCÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 134 - 137)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w