Dự báo những thuận lợ

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 125 - 127)

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 2 năm 2021) đã chủ trương hàng loạt các chính sách nhằm tái cơ cấu lại nền kinh tế, cấu trúc lại hệ thống DN nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của thành phần kinh tế tư nhân, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng áp dụng khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao. Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng được đẩy mạnh, sẽ tác động tới toàn bộ nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Luang Nam Tha nói riêng. Sẽ diễn ra một cuộc sàng lọc, các DN có đủ năng lực cạnh tranh có nội lực tốt để phát triển, cùng với sự phát triển mạnh về kết cấu hạ tầng trên nhiều lĩnh vực của tỉnh đang dần được hoàn thiện, một số công trình hạ tầng quan trọng của quốc gia, của tỉnh có tính liên vùng đang được triển khai, mở ra cơ hội phát triển và thu hút đầu tư, từ đó sẽ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao, trong đó có các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.

Hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng, các địa phương cạnh tranh để thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dẫn đến cải cách hành chính,

môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện và thuận lợi, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất cho các DN trên địa bàn tỉnh. Trong năm 2019, tỉnh đã ra quyết định thu hồi 1.265 ha đất để thực hiện 71 dự án; đã bồi thường, giải phóng mặt bằng xong 141,95 ha, đạt hơn 76% (diện tích GPMB để mở rộng Khu công nghiệp Luang Nam Tha I là hơn 100 ha; trong đó, phải tổ chức bảo vệ thi công giải phóng mặt bằng bàn giao 3,6 ha đất tại khu công nghiệp Luang Nam Tha để hoàn thiện kết cấu hạ tầng và đi vào hoạt động trong thời gian tới. Từ đó, sẽ huy động được dòng vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các DN từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam,... tạo thêm nhiều việc làm và tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh. Hơn nữa, hội nhập quốc tế trong nội khối ASEAN, hiệp định thương mại tự do Lào - EU, ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định thương mại tự do song phương Lào - Trung Quốc, Lào - Việt Nam,… sẽ mở ra các thị trường xuất khẩu sản phẩm rất lớn cho Lào, đồng thời cũng mở ra cơ hội xuất khẩu lao động nhiều hơn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trong nước, trong tỉnh nói chung và lao động của các hộ nghèo trong tỉnh nói riêng.

Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Luang Nam Tha lần thứ VII (năm 2020) đã đề ra nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cụ thể cho giai đoạn 2020-2025. Đây là căn cứ để tỉnh có thể triển khai thực hiện nhiều giải pháp tích cực hơn nhằm đem lại lợi ích cho người dân, trong đó có người nghèo của tỉnh. Những chủ trương, kế hoạch đó đã và đang thể hiện sự đúng đắn của nó, khích lệ nhân dân và khuyến khích chính quyền chủ động, linh hoạt tạo môi trường đầu tư tốt cho các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Luang Nam Tha trong những năm qua diễn ra theo hướng tích cực và hiệu quả cũng được coi là nhân tố rất quan trọng thúc đẩy công tác đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo. Sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp sạch, hiệu quả kinh tế và các ngành dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp sẽ là ưu thế đang diễn ra đối với tỉnh Luang Nam Tha, chuyển dịch lao

động từ nông nghiệp nông thôn sang các ngành có giá trị sản xuất gia tăng cao là một bước đệm xóa dần tỷ trọng lao động nông nghiệp nông thôn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo, người thu nhập thấp cao và phổ biến.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, tỉnh Luang Nam Tha chủ trương phát triển các vùng chuyên canh các loại rau màu và cây lương thực. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, tỉnh xây dựng đề án “Phát triển vùng sản xuất rau an toàn, hoa cao cấp và cây dược liệu trên địa bàn giai đoạn 2020-2025” với quy mô diện tích lớn trên 13 ha. Điều này có thể làm thay đổi các tập quán sinh hoạt và sản xuất của người dân theo hướng sản xuất nông nghiệp hàng hóa an toàn, chất lượng cao theo quy trình Laogap. Bên cạnh đó đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào nông nghiệp; nhân rộng các mô hình sản xuất đem lại năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.

Những thành tựu đó, cùng với kết quả của công tác đảm bảo SKBV trong những năm qua sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện chương trình đảm bảo sinh kế trong những năm tới của tỉnh Luang Nam Tha có triển vọng hơn.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 125 - 127)