Kinh nghiệm của tỉn hU Đôm Xay

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 82 - 84)

Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước coi đảm bảo SKBV là một trong những mục tiêu quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội, những năm qua, cấp ủy và chính quyền các cấp tỉnh U Đôm Xay xác định thực hiện chính sách đảm bảo SKBV là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài và thượng xuyên. Bên cạnh các biện pháp phát triển kinh tế, tỉnh luôn nỗ lực, ưu tiên thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Nhờ vậy, mục tiêu Chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo của tỉnh trong từng giai đoạn cơ bản hoàn thành (tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm giảm từ 1,5 - 2%). Từ 2011 đến nay, có khoảng 16 nghìn hộ gia đình thoát nghèo. Theo kết quả ra soát hộ nghèo năm 2011, toàn tỉnh còn 5.586 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,54%, còn 1.871 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 4,04%. Trong năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,54%, góp phần cùng cả nước hoàn thành trước thời hạn mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc về XĐGN [60].

Để lãnh đạo, chỉ đạo hiệu quả công tác đảm bảo SKBV, trên cơ sở bám sát vào chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về Chương trình đảm bảo SKBV, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo giai đoạn 2011 - 2016 và 2016 - 2020 và ban hành hàng loạt văn bản cụ thể hóa các quy định của Trung ương, thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo về vốn ưu đãi, pháp lý, nhà ở, giáo dục, y tế, dạy nghề,… Đồng thời, tiến hành lồng ghép vấn đề đảm bảo SKBV và các chương trình có liên quan như chương trình việc làm, dạy nghề,

xuất khẩu lao động, các dự án khuyến nông, khuyến ngư, khôi phục và phát triển làng nghề; các chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, để đảm bảo sự điều phối các hoạt động đảm bảo SKBV, tỉnh đã thành lập và thường xuyên kiện toàn Ban Chỉ đạo đảm bảo sinh kế và việc làm với đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, trình độ, nghiệp vụ ngày càng cao. Hàng năm, hoạt động điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiến hành khách quan, công khai từ cơ sở, với sự bình xét, giám sát của cộng động, theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, sự chỉ đạo cụ thể của UBND tỉnh. Mặt khác, coi trọng và tiến hạnh công tác kiểm tra, giám sát, tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm nhằm thực hiện công tác đảm bảo SKBV đúng định hướng, nền nếp và đạt hiệu quả.

Hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, tạo việc làm được xác định là biện pháp giúp đảm bảo SKBV. Tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo tiếp cận nguồn vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, bên cạnh nguồn kinh phí do Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã bước đầu cân đối ngân sách dành chi hỗ trợ hộ nghèo. Đồng thời, vận động cộng đồng ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”, trung bình mỗi năm Quỹ thu nhận được khoảng 3-4 tỷ kíp để tăng cường nguồn lực sinh kế cho các hộ nghèo. Chương trình xuất khẩu lao động cho lao động nghèo cũng được đẩy mạnh, trong kỳ đã có trên 400 lao động thuộc hộ nghèo được hỗ trợ xuất khẩu ra nước ngoài [60].

Chính sách hỗ trợ mua, cấp thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo, cận nghèo được tỉnh triển khai nghiêm túc, kịp thời, đúng đối tượng. Để hộ nghèo chủ động nắm bắt được cơ hội thoát nghèo, nhiều hoạt động hỗ trợ nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật, chính sách cho người nghèo được triển khai tích cực. Công tác đảm bảo SKBV cho hộ nghèo đã nhận được sự vào cuộc tích cực, trách nhiệm của các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh.

Thực hiện đồng bộ các chương trình, chính sách và giải pháp về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo đã từng bước góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân. Tuy nhiên, công tác đảm bảo SKBV còn tồn tại

một số hạn chế. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng chưa bền vững, thu nhập của người thoát nghèo thấp gần với mức chuẩn nghèo, cơ hội việc làm ngày càng khó khăn, nguy cơ tái nghèo cao. Tình trạng xác nhận hộ nghèo chưa chính xác vẫn còn xảy ra. Chương trình, dự án về đảm bảo SKBV còn phân tán, lồng ghép chưa cao. Ngân sách địa phương còn hạn hẹp. Cán bộ làm công tác đảm bảo SKBV còn kiệm nghiệm, thiếu tính ổn định,…

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w