Về chính sách và biện pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nghèo

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 96 - 101)

- Kinh nghiệm của tỉnh Xiêng Khoảng

3.2.2.1. Về chính sách và biện pháp đảm bảo sinh kế bền vững cho hộ nghèo

các chính sách ưu đãi như: được xem xét (nếu có nhu cầu) cho vay vốn ưu đãi; được hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật; lao động nghèo (nếu có nhu cầu) được xem xét hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí để tạo việc làm; con em hộ nghèo được xét miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khi đi học; các thành viên thuộc hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh khi ốm đau (trừ những người đã được cấp dưới các hình thức hỗ trợ khác); được xem xét hỗ trợ cải thiện nhà ở; được hỗ trợ đất sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; và được tư vấn, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

3.2.2. Chính sách, biện pháp và hình thức đảm bảo sinh kế bềnvững cho các hộ nghèo của cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Luang Nam vững cho các hộ nghèo của cấp ủy Đảng và chính quyền tỉnh Luang Nam Tha

3.2.2.1. Về chính sách và biện pháp đảm bảo sinh kế bền vững chohộ nghèo hộ nghèo

Thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Trung ương, đảng ủy và chính quyền tỉnh Luang Nam Tha đã xây dựng chương trình cụ

thể, sát thực để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình đảm bảo SKBV. Cụ thể là củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo đảm bảo SKBV các cấp, nhất là ở cơ sở. Tỉnh và huyện đã thành lập tổ chuyên viên chuyên trách về hỗ trợ SKBV; các cụm bản phải có cán bộ giúp việc cho ban chỉ đạo đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo. Quy định rõ ràng tiêu chuẩn cán bộ làm công việc đặc biệt này để có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao. Riêng ở những cụm bản có đông đồng bào dân tộc thiểu số, cán bộ phải là người dân tộc hoặc phải thông thạo tiếng dân tộc (Akha).

Chính quyền và các tổ chức đã áp dụng nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ nguồn lực và hướng dẫn việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo như: hỗ trợ đất sản xuất, tài chính, phát triển kết cấu hạ tầng và các hỗ trợ khác.

Hỗ trợ về đất sản xuất: Hoàn thiện công tác quy hoạch, rà soát và điều chỉnh phân bổ đất đai tạo điều kiện về đất ở và đất sản xuất nhất là đất nông nghiệp; tiến hành phân công lại lao động, tổ chức lại sản xuất trên địa bàn nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế, sử dụng đất đai hợp lý, có hiệu quả.

Hỗ trợ tài chính: Trong giai đoạn 2011 - 2020, nhà nước đã hỗ trơ vốn vay cho 35.230 lượt hộ nghèo để phát triển kinh tế tổng số tiền là 1.130,1 tỷ kíp, giải quyết cho 1.045 lượt hộ vay 49.235 triệu kíp để xuất khẩu lao động. Đã giải quyết cho 1.402 lượt hộ nghèo tại vùng khó khăn vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh số tiền 25.879 triệu kip [40]. Cùng với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các tổ chức xã hội, cộng đồng dân cư trong tỉnh đã tăng cường phối hợp với nhiều nỗ lực, sáng tạo, phối hợp để huy động mọi nguồn lực và vận động, tuyên truyền, triển khai, thực hiện các chính sách, xây dựng các mô hình cụ thể góp phần cho đảm bảo SKBV của tỉnh. Trong giai đoạn này, đã hỗ trợ cho 257 hộ nghèo mượn vốn với số tiền 998,7 tỷ kíp từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” để duy trì và mở mang cơ sở sản xuất, kinh doanh [39]. Quỹ vì người nghèo từ cấp tỉnh xuống các cụm bản đã cấp hỗ trợ

109.387 triệu kíp cho sinh kế của các hộ nghèo, trong đó riêng cấp tỉnh đã cấp 48.392 triệu kíp tiền vốn (bảng 3.1).

Bảng 3.1: Nguồn tài chính hỗ trợ từ “Quỹ vì người nghèo”

tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020 [56]

Đơn vị tính: triệu kíp 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng Cấp tỉnh 1.250 6.090 10.590 4.250 3.430 2.890 5.617 6.870 4.055 3.350 48.392 Cấp huyện 4.130 3.320 2.870 1.540 2.760 2.350 4.950 6.270 4.032 2.980 35.202 Cấp cụm bản 1.600 1.250 3.120 1.159 2.090 1.930 3.870 5.150 3.550 2.076 25.795 Tổng số 6.984 10.660 16.580 6.949 8.280 7.170 14.437 18.290 11.637 8.406 109.389

Hỗ trợ khoa học và công nghệ: Chính quyền đã đầu tư 2.450 tỷ kíp từ ngân sách các cấp cho phát triển khoa học và công nghệ. Phần lớn các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được lựa chọn tập trung vào giải quyết các vấn đề do sản xuất và đời sống đặt ra với các đề tài ứng dụng, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất nông nghiệp cho hộ nghèo thông qua các chương trình phát triển KT-XH và chương trình mục tiêu quốc gia.

Phát triển kết cấu hạ tầng: Đây là một chính sách được các cấp ủy đảng và chính quyền từ trung ương xuống rất coi trọng. Nhà nước đã dành ngân sách cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu tại các cụm bản khó khăn, vốn lồng ghép từ các chương trình dự án, vốn huy động cộng đồng, các tỉnh, huyện. Tại tỉnh Luang Nam Tha trong giai đoạn 2011-2020, đã đã đầu tư xây dựng 989 công trình hạ tầng cho 32 cụm bản với kinh phí 359.200 triệu kíp; xây dựng, cải tạo nâng cấp 1.890 km đường giao thông nông thôn. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh đã có 94,5% đường liên bản, các cụm bản và 89,7% đường xóm đạt quy chuẩn nông thôn mới. Mạng lưới cấp nước sạch được cung cấp tới 100% các cụm bản; tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử sụng nước sạch đến năm 2016 đạt 89%. [45]

Hạ tầng văn hóa - xã hội tiếp tục được quan tâm đầu tư. Chính quyền đã hỗ trợ giáo dục, đào tạo cho các hộ nghèo, đảm bảo tất cả các cụm bản trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha đều có trường tiểu học, trung học cơ sở và trường mẫu giáo được xây dựng kiên cố và bán kiên cố, các trung tâm cụm bản có trường trung học cơ sở, các huyện đều có trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề, huyện khó khăn ở miền núi có trường dân tộc nội trú. Đồng thời, thực hiện Quyết định số 201/2012/QĐ- TTg của Thủ tướng chính phủ và Nghị định 285/2009/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ ưu đãi đối với học sinh là người dân tộc thiểu số như cấp miễn phí tiền vở, sách giáo khoa. Trong 5 năm 2016 - 2020, chính quyền đã hỗ trợ xây dựng và đưa vào sử dụng 895 phòng học kiên cố ở các cấp học (mầm non đạt 87,6%, tiểu học 94,6%, trung học cơ sở 94,5%, trung học phổ thông 98,8%); hỗ trợ theo năm học trên 600 học sinh bậc tiểu học và mầm non, tổng kinh phí 43.060 triệu kíp. Thực hiện Nghị định 348/2017/NĐ-CP -TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú, có 5 trường đã tổ chức nấu ăn cho học sinh ở các trường bán trú theo hình thức: "Nhà nước - Gia đình - Nhà trường cùng chung tay góp sức", nhờ đó tỷ lệ học sinh bỏ học giảm hẳn, chất lượng giáo dục nâng lên rõ rệt. Trên địa bàn tỉnh đã có các huyện là đơn vị điển hình trong việc chăm sóc học sinh bán trú thuộc dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn này, chính quyền đã hỗ trợ tổ chức dạy nghề và truyền nghề cho 6.250 lao động nông thôn, lao động thuộc diện nghèo, số lao động qua đào tạo có việc làm tại các DN là 3.820 người; đến cuối năm 2016 có 2.433 người đi làm việc ở nước ngoài [39]. Đã tổ chức 1.230 lớp tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông - lâm - ngư, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho 9.500 lượt người về giống mới, quy trình kỹ thuật chăm sóc bảo vệ cây trồng vật nuôi [40]. Nhờ đó, chỉ trong 5 năm 2016-2020, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 12.500 lao động thuộc các hộ nghèo.

Ngoài ra, các huyện còn thực hiện quy chế cử tuyển học sinh là người dân tộc thiểu số vào học các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học để đào tạo đội ngũ cán bộ và nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cho huyện, cụm bản miền núi và tạo nhân lực để hỗ trợ các hoạt động sinh kế của các hộ nghèo. Riêng năm 2020, toàn tỉnh đã cử tuyển được 120 học sinh là con em người dân tộc thiểu số vào học ở các trường đại học, cao đẳng, và trung học chuyên nghiệp [58].

Hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe: Đến nay, trên địa bàn tỉnh Luang Nam Tha đã cơ bản hoàn thành việc đầu tư xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi; cải tạo, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện Lao, Bệnh viện Tâm thần… và các bệnh viện huyện, thị xã [39]. Đã có 100% trạm y tế cụm bản, phường, thị trấn; bệnh viện tuyến huyện được đầu tư hoàn chỉnh và đi vào hoạt động. Chất lượng dịch vụ y tế được nâng lên thông qua đầu tư nâng cấp các thiết bị khám, chữa bệnh và tăng cường lực lượng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế, xã hội hóa một số hoạt động y tế. Tính đến nay, nhiều phòng khám đa khoa khu vực, các cơ sở khám bệnh được cấp giấy phép hoạt động. Đã có 7 bệnh viện chuyên khoa công lập và 2 bệnh viện dân lập. Các chương trình y tế được kết hợp triển khai lồng ghép các hoạt động đến tận cơ sở, đã góp phần nâng cao sức khỏe cho nhân dân, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 12,2%, tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 98%. Công tác khám, chữa bệnh miễn phí cho gia đình chính sách, người nghèo được các cấp, các ngành quan tâm. Công tác bảo hiểm xã hội được thực hiện tốt. Tỉnh đã mua cấp thẻ BHYT cho 253.450 lượt người nghèo; 157.549 lượt người thuộc hộ cận nghèo và hộ cận nghèo mới thoát nghèo. Kinh phí thực hiện là 250,6 tỷ kíp (đảm bảo 100% đối tượng người nghèo, người thuộc hộ cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT, miễn phí). Đã có 895.876 lượt người nghèo, cận nghèo khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT, kinh phí thực hiện 258,4 tỷ kíp.

Trợ giúp pháp lý cho người nghèo, hộ nghèo trong giải quyết các vấn đề của hoạt động sinh kế và đời sống. Giai đoạn 2011 - 2020, đã trợ giúp pháp lý miễn phí cho trên 4.500 lượt người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo, những trợ giúp pháp lý tập trung về đất đai, thừa kế, hôn nhân gia đình, chính sách người có công với cách mạng. Ngoài ra, còn tổ chức 5 lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức trợ giúp pháp lý cho 252 lượt người tham gia, kinh phí thực hiện 65,2 triệu kíp. Tổ chức 503 cuộc trợ giúp pháp lý lưu động với 30.560 lượt người tham gia, kinh phí thực hiện 756,9 triệu kíp; số vụ việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số là 995 vụ, kinh phí thực hiện 10 triệu kíp [58].

Ngoài ra, chính quyền tỉnh còn có chính sách trợ giá, trợ cước một số mặt hàng thiết yếu cho các hộ nghèo, quy hoạch dự án để hỗ trợ và kêu gọi đầu tư vào các vùng nghèo nhất là các dự án đầu tư vào vùng đồng bào dân tộc thiểu số, còn nhiều khó khăn. Nhìn chung, chính quyền các cấp đã thực hiện tốt các các chính sách ASXH và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 96 - 101)