Tăng cường công tác thông tin, tuyền truyền hỗ trợ và phục vụ cho phát triển hoạt động sinh kế của các hộ nghèo

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 153 - 158)

- Dự báo những khó khăn

4.2.6. Tăng cường công tác thông tin, tuyền truyền hỗ trợ và phục vụ cho phát triển hoạt động sinh kế của các hộ nghèo

vụ cho phát triển hoạt động sinh kế của các hộ nghèo

Thông tin, tuyền truyền có vai trò rất quan trọng hỗ trợ cho tất cả các khâu, giúp làm giảm chi phí và bảo đảm tính kịp thời, hiệu quả trong hoạt động sinh kế của các hộ nghèo. Trong thời đại của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với sự phát triển mạnh mẽ của mạng internet, kinh tế chia sẻ trên nền tảng của kinh tế số, thì vai trò của thông tin, tuyên truyền lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết cho tất cả các hoạt động phát triển kinh tế của toàn xã hội cũng như của các hộ nghèo. Trong giai đoạn tới, cùng với nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội và các sự kiện lớn của tỉnh và đất nước, cần chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền phuc vụ cho chiến lược, chính sách giảm nghèo và SKBV áp dụng trên địa bàn của tỉnh.

Một là, thông tin và tuyên truyền kịp thời, thường xuyên về công tác đảm bảo ASXH, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân tỉnh Luang Nam Tha; các chính sách trợ giúp xã hội; các chương trình mục tiêu về GNBV, SKBV, xây dựng chuẩn nghèo mới của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo, hộ nghèo tiếp cận kịp thời, đầy đủ các chính sách GNBV của Đảng và Nhà nước các cấp.

Hai là, thường xuyên cập nhật để truyền thông kịp thời diễn biến và dự báo xu hướng thị trường đầu vào, đầu ra có liên quan đến hoạt động sinh kế của các hộ nghèo, giúp họ chủ động định hướng và điều chinh kịp thời hoạt động sinh kế của mình, tránh các rủi ro thị trường.

Ba là, chỉ đạo, định hướng thông tin và tuyên truyền trên hệ thống thông tin cơ sở, đặc biệt là đài truyền thanh cấp cụm bản về các chương trình mục tiêu SKBV, phổ biến kỹ thuật, công nghệ sản xuất kinh doanh mà các hộ nghèo có thể tiếp cận sử dụng, phổ biến kiến thức về hoạt động của các chủ thể trong kinh tế thị trường, kinh nghiệm để nhân rộng các điển hình, tiên tiến trong SKBV trong tỉnh, trong nước và nước ngoài. Đảm bảo kế hoạch của tỉnh về nâng cao hiệu quả thông tin cơ sở dựa trên ứng dụng công nghệ hiện đại. Xây dựng các chương trình phát thanh phù hợp với mỗi địa phương, để phát trên hệ thống loa phát thanh cấp bản. Nghiên cứu để mở rộng hình thức tổ chức thông tin và tuyên truyền thông qua các bảng tin công cộng bao gồm cả bảng tin điện tử nếu có điều kiện.

Bốn là, xây dựng và đưa vào sử dụng các tài liệu nhằm phổ biến, giới thiệu, hướng dẫn hoạt động SKBV cho các hộ nghèo. Tổ chức tốt các đợt tập huấn, thiết lập và cập nhật cơ sở dữ liệu, khai thác thông tin theo dõi, giám sát GNBV của các địa phương và trong toàn tỉnh để giúp nâng cao năng lực vận hành việc quản lý đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, đồng thời đảm bảo tính công khai, minh bạch tạo sự đồng thuận, dân chủ trong thực hiện chính sách, các chương trình, dự án SKBV của Đảng và Nhà nước.

Năm là, tổ chức các chương trình truyền hình trực tiếp “Chung tay vì người nghèo” gắn với phát động “Tháng cao điểm vì người nghèo” và phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo, Không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tuyên truyền sâu rộng truyền thống nhân ái, đoàn kết của dân tộc, khơi dậy tình yêu thương, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng dân cư ở trong và ngoài tỉnh về sự đóng góp, hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo.

Để làm tốt công tác này, cần coi trọng và phát huy tính trách nhiệm của Sở và các phòng thông tin văn hóa và du lịch của tỉnh.

Mỗi giải pháp nêu trên đều hướng vào một nội dung nhất định để tác động làm tốt chương trình mục tiêu đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn

tỉnh Luang Nam Tha. Việc ban hành và thực thi các giải pháp phải được đặt trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau chứ không tuyệt đối hóa vào một giải pháp nào. Để phát huy vai trò của các giải pháp, cần phải có một cơ quan chuyên trách chủ động tổ chức, điều phối, vận hành. Trong điều kiện của tỉnh Luang Nam Tha hiện nay, việc kiện toàn và nâng cao năng lực hoạt động của Ban chỉ đạo đảm bảo SKBV từ cấp tỉnh xuống cấp cụm bản là rất cần thiết. Do nội dung và giải pháp đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo rất đa dạng, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực không chỉ kinh tế mà cả chính trị và xã hội, nên thành viên của Ban chỉ đạo ở cấp tỉnh phải bao có sự tham gia của các cơ quan chức năng thuộc chính quyền cấp tỉnh gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Lâm nghiệp, Sở Công Thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Thể thao, Sở Y tế, Sở Thông tin - Văn hóa và Du lịch, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Ngân hàng nhà nước và bảo hiểm xã hội tỉnh. Phải phát huy vai trò của mặt trận tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong hê thống chính trị của các cấp từ tỉnh xuống huyện.

Cần nhận thức rằng hệ thống chính trị có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ định hướng, hỗ trợ đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo mà còn là một bộ phận nguồn lực quan trọng giúp giảm thiểu các chi phí nhất là chi phí giao dịch trong hoạt động sinh kế của các hộ nghèo cũng như của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế của tỉnh để hộ phát triển sản xuất, kinh doanh.

KẾT LUẬN

Đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là một nội dung quan trọng của đường lối chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước qua các kỳ đại hội của Đảng NDCM Lào và của tỉnh đảng bộ Luang Nam Tha. Song, do nhận thức và giải quyết vấn đề này còn nhiều hạn chế, bất cập, nên đến nay kết quả đã đạt vẫn chưa được như mong đợi. Bằng khảo sát thực tiễn và khảo cứu tình hình nghiên cứu đã công bố ở trong nước và quốc tế về nhận thức và giải quyết vấn đề đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị là mới. Nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài để nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của để tài là hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về đàm bảo SKBV cho các hộ nghèo, phân tích và đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đàm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Trên cơ sở lý luận về phát triển nền kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế và công bằng xã hội trong thời kỳ quá độ lên CNXH và dựa trên tư tưởng của chủ tịch Kay Son Phôm Vi Han về con đường đi lên CNXH ở CHDCND Lào và các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị, tác giả đã hệ thống hóa lý luận về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo gắn với một tỉnh của Lào hiện nay, với các nội dung: Khái niệm và sự cần thiết phải đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo; nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn cấp tỉnh; và kinh nghiệm đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo có thể vận dụng vào tỉnh Luang Nam Tha.

Phân tích và đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020. Kết quả cho thấy với sự “vào cuộc” quyết liệt của các cấp ủy đảng và chính quyền, việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha đã đạt được tỷ lệ hộ nghèo giảm từ

25,19% xuống còn 20,18%; việc làm, thu nhập và đời sống của các hộ nghèo có nhiều cải thiện, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên địa bàn của tỉnh vẫn tồn tại không ít hạn chế: Tốc độ giảm nghèo còn chậm; tỷ lệ hộ nghèo vẫn ở mức cao so với xu hướng giảm nghèo chung của cả nước và của các tỉnh lân cận; tỷ lệ giảm nghèo của các huyện, các cụm bản và các dân tộc không đống đều; việc làm chưa nhiều và tăng trưởng thu nhập còn rất thấp so với mức tăng trưởng thu nhập chung của toàn tỉnh, nhất là so với các hộ khá giả; bất bình đẳng trong xã hội vẫn là vấn đề phải quan tâm; SKBV về môi trường sinh thái chưa được khắc phục triệt để; SKBV về thể chế còn tồn tại những bất cập và đã chỉ ra các nguyên nhân của những hạn chế, bất cập này.

Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn và dự báo bối cảnh, triển vọng thời gian tới, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tình Luang Nam Tha đến năm 2030. Nội dung giải pháp gồm: Nâng cao nhận thức cho cán bộ và người dân về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo; nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách, làm tốt công tác kế hoạch hóa của Nhà nước; tăng cường nguồn lực sinh kế cho các hộ nghèo và phát triển kết cấu hạ tầng; khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng tham gia hỗ SKBV của các hộ nghèo; nâng cao vai trò yếu tố nội lực, phát huy ý chí, tính sáng tạo trong hoạt động sinh kế; và tăng cường công tác thông tin, tuyền truyền hỗ trợ và phục vụ cho phát triển hoạt động sinh kế của các hộ nghèo; và một số giải pháp liên quan đến công tác tổ chức, cơ chế phối hợp thực hiện của các cơ quan trong hệ thống chính trị nhà nước cấp tỉnh. Trong các giải pháp trên, việc định hướng và chính sách của Nhà nước và chính quyền các cấp có tầm quan trọng đặc biệt để tạo “cú huých”, ý chí và năng lực vươn lên của các hộ nghèo có tính quyết định kết quả cuối cùng của toàn bộ quá trình đảm bảo SKBV.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 153 - 158)