Đánh giá kết quả của các công trình đã công bố có liên quan đến đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 39 - 42)

Về lý luận, các công trình nghiên cứu đã công bố nêu trên đã hệ thống hóa và đề xuất được tầm quan trọng của SKBV, đưa ra phương pháp tiếp cận xây dựng các khung lý thuyết về khái niệm SKBV, tầm quan trọng và sự cần thiết phải giải quyết SKBV cho các hộ nghèo ở các nước nói chung, trong đó có chú ý đến vấn đề SKBV cho các hộ nghèo ở các nước đang phát triển như ở châu Phi và ở một số nước châu Á nói riêng. Đã có những đúc rút về mối quan hệ giữa SKBV với thu nhập, rằng SKBV đã được biến đổi song song với tổng thu nhập của hộ gia đình. Có nghiên cứu khác thì cho rằng SKBV có liên quan mật thiết với ASXH và bảo trợ xã hội. Đây là những gợi ý để xây dựng lý luận về lựa chọn giải pháp đảm bào SKBV cho các hộ nghèo.

Về nội dung có liên quan đến đảm bảo SKBV của các hộ nghèo, đã có một số công trình hướng vào xây dựng khuôn khổ lý thuyết, thiết kế và các quy trình cốt lõi để giải quyết vấn đề SKBV. Trong đó, có công trình đã coi tiếp cận SKBV là một nguyên tắc cốt lõi trong chiến lược hoạch định chính sách của chính phủ vì người nghèo. Cần xây dựng và thực thi chiến lược sinh kế đối với vốn sinh kế của người nghèo ở các vùng núi. Công trình khác thì chỉ ra việc giải quyết vấn đề sinh kế của các hộ nghèo không chỉ dựa vào chính sách liên quan và đến giải quyết các vấn đề tiếp cận y tế, giáo dục, mà còn phải coi trọng tạo ra điều kiện cho các hộ nghèo tiếp cận các nguồn lực sản xuất dưới thuật ngữ “tài sản sinh kế”. Một nghiên cứu khác thì tổng hợp có 22 tài sản sinh kế và chỉ số kết quả đã được xác định từ bộ dữ liệu rồi phân chia thành 5 nhóm tài sản cụ thể là: con người, vật chất, tài sản tự nhiên, xã hội, tài chính và 2 nhóm kết quả sinh kế là an ninh lương thực và tình trạng sức khỏe. Một số tác giả nhấn mạnh vai trò của nguồn lực vốn con người trong giải quyết vấn đề sinh kế của hộ nghèo để đề xuất giải pháp nâng cao vai trò vốn con người trong thực hiện mục tiêu GNBV. Nghiên cứu khác thì coi cần xây dựng mô hình lý thuyết về SKBV dựa các mối quan hệ xã hội.

Đã có những nghiên cứu lý thuyết về phương pháp đánh giá SKBV. Trong đó, có tác giả cho rằng việc đo lường toàn diện tất cả các yếu tố sinh kế của hộ nghèo nông thôn là rất cần thiết không chỉ để đánh giá những nỗ lực của chính phủ, các tổ chức và người dân qua các dự án đã đạt được mà còn để tìm ra hướng giải quyết tiếp theo. Chỉ số sinh kế bền vững được coi là một công cụ để đánh giá khả năng và sự chuẩn bị của người nghèo nông thôn khi tiếp nhận dự án khởi nghiệp. Có nghiên cứu đã đưa ra gợi ý những nội dung cần thiết, tiêu chí đánh giá và điều kiện hay các nhân tố ảnh hường đến bảo đảm thực hiện chính sách SKBV cho các hộ nghèo ở một quốc gia đang phát triển.

Về thực tiễn, trong số các công trình nghiên cứu nêu ở trên, đã có tác giả đi vào nghiên cứu thực nghiệm, kinh nghiệm giải quyết vấn đề SKBV của các hộ nghèo ở một số nước, khu vực, vùng và ở một số tỉnh. Những kinh nghiệm thường hướng vào tạo các điều kiện về nguồn lực sinh kế, về chính sách hỗ trợ và chính sách ASXH, về vai trò của chính phủ, doanh nghiệp (DN) và các tổ chức trong giải quyết vấn đề sinh kế. Việc cung cấp và mở rộng khả năng tiếp cận các cơ hội việc làm và sinh kế là một kinh nghiệm được coi trọng. Công khai, minh bạch trong lĩnh vực ASXH và phòng chống tham nhũng cũng được coi là một kinh nghiệm trong giải quyết vấn đề SKBV của các hộ nghèo.

Có khá nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu tổng kết giải quyết vấn đề SKBV của các hộ nghèo ở cấp độ quốc gia, một vùng (kể cả vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống) và ở một tỉnh. Không ít các nghiên cứu thực nghiệm để đánh giá kết quả đạt được trong thựac hiện các chính sách, dự án SKBV. Nhóm nghiên cứu ở Việt Nam còn đưa ra những đánh giá về các mô hình giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam làm có sở để cân nhắc lựa chọn các mô hình có quy mô tương đương của chương trình giảm nghèo quốc gia thời gian tới. Nghiên cứu thực tiễn của Oxfam và AAV còn chỉ ra chiến lược sinh kế của hộ gia đình dựa trên phát huy các thế mạnh nội sinh kết hợp với tận dụng các cơ hội từ bên ngoài, coi trọng vai trò của các yếu tố xã hội ở cấp cộng đồng là mô hình giảm nghèo đối với vùng dân tộc thiểu số...

Tại nước Lào, đã có những nghiên cứu tìm giải pháp đa dạng hóa hoạt động phi nông nghiệp về mặt sinh kế, phát triển thị trường hàng hóa nông thôn, giải pháp tài chính và ngân hàng, chuyển đổi đất canh tác, và có nhiều nghiên cứu thực tiễn để đề xuất các giải pháp chính sách, xây dựng chương trình XĐGN, chính sách giảm nghèo đa chiều, chính sách kết hợp sử dụng tài nguyên, phát triển cây công nghiệp, chính sách phát triển và các hình thức tổ chức chăn nuôi ở vùng cao.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w