Các tiêu chí đánh giá kết quả SKBV về thể chế

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 75 - 80)

Do thể chế vừa là nơi cung cấp các công cụ định hướng và hỗ trợ cho các chương trình, dự án sinh kế, vừa là một nguồn lực để đảm bảo SKBV, nên tính bền vững của thể chế có tác động đặc biệt quan trọng đối với quá trình đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo. Thể chế (cả chính thức và phi chính thức) là môi trường cho các hoạt động sinh kế. Nếu thể chế được duy trì liên tục, có hiệu lực và nghiêm minh thì sẽ tạo thuận lợi cho môi trường sinh kế. Các chỉ tiêu về thể chế có thể dùng đánh giá kết quả SKBV gồm: tính đầy đủ, dồng bộ và hiệu lực của hệ thống pháp lý, chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển, giải quyết đói nghèo, các chính sách về kinh tế, xã hội, sức mạnh kinh tế của nhà nước và các chế tài đảm bảo hoạt động của nhà nước.

Trên đây là bốn nhóm tiêu chí đánh giá kết quả đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo vận dụng vào nước Lào có thể sử dụng ở cấp tỉnh. Các tiêu chí này có quan hệ, tương tác qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau, nên không được bỏ qua một tiêu chí nào trong quá trình đánh giá.

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo sinh kế bền vững củacác hộ nghèo các hộ nghèo

2.2.3.1. Chất lượng hệ thống thể chế của một quốc gia và một tỉnh

Thể chế là những quy định, quy tắc, luật lệ để định hướng, điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong một tổ chức và các chế tài đảm bảo cho việc định hướng, điều chỉnh đó. Có thể chế chính thức và thể chế phi chính thức. Thể chế chính thức là các luật lệ, chính sách của một chế độ xã hội buộc mọi người phải tuân theo; là tổng thể các nguyên tắc xác định mối quan hệ xã hội, định hình cách thức ứng xử của các thành viên trong xã hội và điều chỉnh sự vận hành xã hội. Nó quy định, các nguyên tắc xác lập các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia và tạo lập nên “luật chơi” trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Chất lượng thể chế được thể hiện ở chất lượng ban hành và thực thi chính sách, luật pháp, tiếng nói của người dân và trách nhiệm giải trình

của chính quyền, ổn định chính trị, hiệu quả quản lý của chính quyền, tuân thủ luật pháp và khả năng kiểm soát tham nhũng.

Do thể chế là sản phẩm của chế độ xã hội, phản ánh sâu sắc bản chất và chức năng của Nhà nước đương quyền, trong đó Hiến pháp là “linh hồn” của một chế độ xã hội, nên chất lượng thể chế có vai trò quyết định đến sự hình thành và hoạt động của cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử của con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tác động manh mẽ đến việc đảm bảo SKBV. Chẳng hạn, mức độ hoàn thiện luật tài sản càng cao thì càng có điều kiện bảo vệ quyền của chủ tài sản chống lại sự xâm phạm từ bên ngoài, đồng thời đề cao trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ tài sản trong thực hiện quyền đó tránh được những tác động tiêu cực bên ngoài (ví dụ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hướng tiêu cực đến các chủ khác). Quyền tài sản là một điều kiện quan trọng nhất để các hộ tiến hành các hoạt động SKBV. Nếu quyền này bị vi pham thì không thể duy trì được bất kỳ một hoạt động sinh kế nào. Tương tự, các chương trình, kế hoạch và chính sách sinh kế của nhà nước đóng vai trò trực tiếp tác động động vào các hoạt động sinh kế của hộ nghèo. Nếu các chính sách sinh kế phù hợp không chỉ vì lợi ích của người nghèo mà còn vì lợi ích của xã hội và nhà nước thì sẽ được đông đảo người dân hưởng ứng, điều này sẽ làm tăng nguồn lực sinh kế...

2.2.3.2. Quy mô và năng lực tiếp cận nguồn lực sinh kế của hộ nghèo

Nếu chất lượng thể chế tác động đến SKBV từ phía kiến trúc thượng tầng, thì các nguồn lực cho sản xuất tức là các nguồn lực sinh kế là điều kiện trực tiếp để một hoạt động sinh kế được diễn ra. Nó bao gồm nguồn lực con người, nguồn lực vật chất, nguồn lực tài chính, nguồn lực tự nhiên và nguồn lực xã hội. Nếu quy mô và năng lực tiếp cận các nguồn lực này của hộ nghèo tăng lên thì họ càng có điều kiện thực tế để phát triển các hoạt động sinh kế.

Nguồn lực con người: Đây vừa là một yếu tố sản xuất, một “đầu vào” của sản xuất mà còn là một chủ thể quyết định năng lực lựa chọn sinh kế của các hộ nói chung, hộ nghèo nói riêng. Nguồn lực này trong sản xuất kinh

doanh được đánh giá bởi nhiều yếu tố như độ tuổi, trình độ học vấn và đào tạo chuyên môn, kỹ thuật, trình độ tay nghề, năng suất lao động... Giáo dục phổ thông là nền tảng cơ bản của phát triển nguồn lực con người. Việc phát triển các hệ trường, lớp đào tạo nghề bao gồm công nhân kỹ thuật, sơ cấp, trung cấp và đại học là cần thiết để người lao động có tay nghề và nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển, mở mang sản xuất và tham gia thị trường lao động.

Nguồn lực vật chất: Đây là hệ thống các kết cấu hạ tầng (phương tiện vận chuyển, đường sá, các cơ sở khoa học và công nghệ, các tòa nhà và chỗ ở an toàn, nguồn cấp nước và hệ thống xử lý rác thải, năng lượng, truyền thông), các tư liệu lao động đặc biệt là công nghệ (các công cụ và thiết bị sản xuất, hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu, tập quán sản xuất). Nó không chỉ là một yếu tố “đầu vào”, là điều kiện đảm bảo duy trì liên tục một hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn là điều kiện đảm bảo kết nối sản xuất của các chủ thể và là điều kiện để lưu thông các yếu tố sản xuất và sản phẩm trên thị trường, qua đó phát huy lợi thế về các nguồn lực sản xuất của các địa phương. Trên thực tế, tính hạn chế, thiếu thốn của các nguồn lực vật chất này chính là nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nghèo dai dẳng của các hộ nhất là ở khu vực miền núi, gây gia tăng sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các vùng, miền.

Nguồn lực tài chính: Đây là một trong các nguồn lực của sản xuất kinh doanh nói chung, sinh kế nói riêng. Theo nghĩa hẹp, nó được biểu hiện bằng tiền của các giá trị của cải do con người tạo ra và tích lũy lại (đơn giản gọi là vốn). Theo nghĩa rộng, nó bao gồm những tài sản có khả năng tạo ra thu nhập, là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực. Nguồn lực tài chính dùng để các tổ chức, cá nhân sử dụng vào hoạt động đầu tư nhằm thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh. Nó bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do huy động trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư gián tiếp (FII)

và nguồn kiều hối... Nói cách khác, vốn được tạo lập từ hai nguồn là tích lũy trong nội bộ nền kinh tế và thu hút từ bên ngoài bao gồm từ nước ngoài và từ các tổ chức quốc tế. Vốn là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo các dự án đầu tư đảm bảo sinh kế của các hộ nghèo trở thành hiện thực. Khả năng đáp ứng liên tục, kịp thời và đầy đủ của nguồn lực tài chính sẽ là nhân tố ảnh hưởng tích cực đến mức độ hoàn thành các dự án SKBV cho các hộ nghèo.

Nguồn lực tự nhiên: Nguồn lực bao gồm các loại đất sản xuất, trong đó chủ yếu nhất là đất nông nghiệp, diện tích mặt nước để trồng trọt và chăn nuôi, rừng tự nhiên và rừng trồng, khí hậu, sinh vật... Đây là bộ phận nguồn lựccoa tầm quan trọng đặc biệt đến sinh kế các hộ nghèo ở nông thôn, sống bằng sản xuất nông nghiệp, nhất là các hộ trong khu vực miền núi.

Nguồn lực xã hội: Nguồn lực này được xem xét trên các khía cạnh: quan hệ trong gia đình, tập quán và văn hóa địa phương, các thiết chế cộng đồng, khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin của người dân đối với sản xuất và đời sống. Các mối quan hệ này cũng là một nguồn lực sinh kế, giúp gia tăng sự tin tưởng và khả năng hợp tác, mở rộng khả năng tiếp cận của các thành viên trong các hộ nghèo tới các thể chế chính trị, kinh tế và dân sự. Ví dụ sự hỗ trợ, tương tác của xã viên trong hợp tác xã, quan hệ thân tộc, quan hệ cộng đồng dân tộc... Các thành viên của các tổ chức đoàn thể, hội, nhóm, cộng đồng tôn giáo, dân tộc... như Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên... Các yếu tố cấu thành nguồn lực xã hội có quan hệ qua lại với nhau. Nguồn lực xã hội của mỗi hộ gia đình hộ nghèo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giới tính của các thành viên trong hộ, các hội nhóm, cộng đồng mà các thành viên trong hộ tham gia, môi trường văn hóa xã hội, nơi hộ sinh sống. Nguồn lực xã hội có ảnh hưởng mạnh đến các nguồn lực khác, như: nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất,... bằng cách nâng cao hiệu quả các mối quan hệ kinh tế, giảm ảnh hưởng của vấn đề thông tin không cân xứng và lòng tin trong kinh tế thị trường,.. Nó cũng là kênh giảm nhẹ ảnh hưởng của các cú sốc hay bù đắp cho sự thiếu hụt

các nguồn lực khác thông qua mạng lưới quan hệ. Do là loại nguồn lực rất khó đo lường, nên, người ta thường tìm hiểu xu hướng, liệu hoạt động của các tổ chức xã hội này tốt hơn hay xấu hơn trước, xét trên khía cạnh hỗ trợ cho phát triển sinh kế hộ nghèo? Liệu các quan hệ xã hội có cản trở hay hỗ trợ phát triển SKBV của các hộ nghèo?.

2.2.3.3. Mức độ năng lực nỗ lực vươn lên trong hoạt động sinh kếcủa hộ nghèo của hộ nghèo

Hoạt động sinh kế là cách mà các hộ sử dụng các nguồn lực để tiến hành sản xuất, kinh doanh tạo của cải và thu nhập đáp ứng nhu cầu đời sống của bản thân và gia đình. Do trình độ kinh tế, đặc điểm, tập quán sản xuất và đời sống của các nhóm dân cư trên các địa bàn là khác nhau, nên việc lựa chọn hoạt động sinh kế của các hộ nghèo ở các địa bàn có hướng phát triển sản phẩm và hình thức tổ chức không giống nhau. Có nơi hướng vào sinh kế từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, khai thác nông sản...), có nơi thì hướng vào phát triển sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nơi khác thì sản xuất và cung ứng dịch vụ (du lịch, vận chuyển, giúp việc trong nhà...). Do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh và các áp lực thị trường, sinh kế của hộ nghèo có thể được thực hiện dưới hình thức kinh tế hộ, kinh tế tập thể, làm thuê và các hình thức tổ chức khác. Dù lựa chọn sản xuất loại sản phẩm gì và với hình thức tổ chức nào, nếu hộ biết khai thác và phát huy được lợi thế của nguồn lực thì hoạt động sinh kế sẽ có hiệu quả, tăng thu nhập, giảm khả năng bị tổn thương và sử dụng bền vững các nguồn lực sinh kế của mình.

Mặc dù có sự giúp đỡ và hỗ trợ của chính phủ và các tổ chức xã hội là cần thiết, nhưng hoạt động sinh kế của hộ nghèo chỉ có thể trở thành hiện thực và được duy trì liên tục trong nhiều năm khi chính các hộ nghèo có khát vọng và nỗ lực vươn lên. Khát vọng và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo đó tùy thuộc không chỉ vào trình độ nhận thức, năng lực sản xuất mà còn vào ý chí, quyết tâm tìm kế sinh nhai chính đáng của bản thân hộ nghèo. Nếu ý chí, khát vọng này mà tăng lên cùng với tính siêng năng, chăm chỉ thì việc

đảm bảo SKBV của hộ nghèo sẽ tốt hơn so với người thiếu hoặc không có các phẩm chất này

2.2.3.4. Mức độ hỗ trợ và thành công của các dự án sinh kế cho cáchộ nghèo hộ nghèo

Có nhiều loại dự án sinh kế cho các hộ nghèo do chính phủ kêu gọi các nhà đầu tư và tài trợ trọng và ngoài nước thực hiện. Trong đó, thường là các dự án hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ kết cấu hạ tầng, hỗ trợ giáo dục và đào tạo, hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ ASXH. Trong các dự án hỗ trợ sản xuất cũng có rất nhiều loại như hỗ trợ sản xuất cây lương thực, chăn nuôi, trồng cây công nghiệp, trồng rừng, sản xuất thủ công, phát triển một lĩnh vực dịch vụ cụ thể v.v.. Sự tham gia hỗ trợ hộ nghèo của cộng đồng dân cư và các tổ chức xã hội cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Nếu các dự án và sự hỗ trợ này là phù hợp với các điều kiện về nguồn lực sinh kế, khả năng của hộ nghèo và thiết thực, được tạo điều kiện để đầu tư và đầu tư kịp thời, sớm có kết quả thì nó sẽ có tác động tích cực thúc đẩy hoạt động sinh kế và góp phần đảm bảo tính bền vững trong hoạt động này của các hộ nghèo.

2.3. KINH NGHIỆM ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘNGHÈO CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO TỈNH LUANG NAM THA NGHÈO CÓ THỂ VẬN DỤNG VÀO TỈNH LUANG NAM THA

2.3.1. Kinh nghiệm của một số tỉnh

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 75 - 80)