thức sản xuất kinh doanh thích hợp để đảm bảo cuốn hút và duy trì các hoạt động sinh tế của các hộ nghèo
Các yếu tố sản xuất là điều kiện tuyệt đối cần thiết cho hoạt động sản xuất của các chủ thể nói chung, các hộ nghèo nói riêng. Tuy nhiên, để đảm bảo SKBV thì quá trình sản xuất của các hộ nghèo phải được tiến hành trong thực tế, tức là cần phải có cơ chế chính sách để tổ chức quản lý và tổ chức các hình thức sản xuất kinh doanh thích hợp.
Về cơ chế chính sách: Nhà nước là chủ thể có chức năng giải quyết các vấn đề xã hội, trong đó đẩy mạnh XĐGN nói chung, đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo nói riêng là nội dung rất quan trọng. Chính sách SKBV là một nội dung trong chính sách XĐGN, nó là tổng thể các quan điểm và giải pháp nhằm đảm bảo cho các hộ nghèo duy trì liên tục việc làm và thu nhập vì lợi ích của họ và lợi ích quốc gia được thể chế hóa thành công cụ để nhà nước
thực hiện chức năng kinh tế, xã hội của mình. Chính sách SKBV là một nội dung trong chính sách ASXH, nó có mục tiêu đảm bảo ASXH một cách lâu dài và bền vững, không chỉ tạo việc làm và thu nhập cho hộ nghèo mà còn làm giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước phải trợ cấp và giảm gánh nặng cho các tổ chức kinh tế, xã hội trong các hoạt động hỗ trợ về tài chính, vật chất cho đối tượng này. Đối với nước CHDCND Lào, mục tiêu cơ bản của chính sách SKBV là hướng tới một xã hội XHCN dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.
Chính sách SKBV có cấu trúc là một hệ thống không chỉ hỗ trợ cho các hộ nghèo về các nguồn lực sản xuất (như hỗ trợ tài chính, tín dụng, hỗ trợ đất sản xuất và các tư liệu sản xuất khác, hỗ trợ giáo dục và đào tạo nghề, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe y tế) mà còn hỗ trợ về kết cấu hạ tầng, mở mang thị trường, khởi sự việc làm, phòng ngừa dịch bệnh cho người và vật sản xuất... Ở các nước, loại chính sách này thường bao gồm: chính sách về đất đai (cả đất sản xuất và đất định canh định cư tuy thuộc điều kiện thực tế ở mỗi vùng nghèo), chính sách tài chính, tín dụng, chính sách phát triển sản xuất kinh doanh, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách khoa học, công nghệ... Các chính sách này có thể được ban hành riêng áp dụng đối với các hộ nghèo và cũng có thể ban hành lồng ghép với các chính sách khác nhằm lôi cuốn sự tham gia của toàn xã hội tập trung nguồn lực và điều kiện hỗ trợ các hộ nghèo có được SKBV theo định hướng của Đảng và nhà nước.
Ngoài hệ thống các công cụ chính sách, nhà nước còn sử dụng các giải pháp xây dựng và tổ chức thực thi các chương trình SKBV cho các hộ nghèo, lồng ghép và chỉ đạo thực hiện tập trung, thống nhất các chương trình, dự án có liên quan đến mục tiêu GNBV. Tại các nước đang phát triển, việc hỗ trợ cho các chương trình GNBV thường tập trung vào 4 lĩnh vực: Hỗ trợ sản xuất tạo thu nhập cho hộ nghèo; tạo thuận lợi cho hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn; hướng dẫn cách làm ăn, hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công
và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho các hộ sản xuất; và thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo.
Tại Lào, hỗ trợ người nghèo tiếp cận được các nguồn lực đầu vào là một trong những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo tiếp cận được với các dịch vụ xã hội cơ bản và tạo điều kiện cho họ phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập. Chính sách định canh, định cư gắn với các chương trình đầu tư đồng bộ về kết cấu hạ tầng, xây dựng khu dân cư, bố trí đất sản xuất là một nội dung nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về sản xuất và sinh hoạt cho hộ nghèo.
Quy hoạch, kế hoạch và chiến lược giảm nghèo cũng là một nội dung trong chương trình đảm bảo SKBV. Nội dung này đã được hầu hết các nước đang phát triển áp dụng. Với nội dung này, mục tiêu, cách thức và giải pháp thực hiện được xác định, theo đó là các dự án SKBV cho các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững được hình thành để triển khai kế hoạch đầu tư.
Về các hình thức tổ chức sinh kế: Theo kinh nghiệm các nước, hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thích hợp để đảm bảo cuốn hút và duy trì các hoạt động SKBV của các hộ nghèo thường chủ yếu là: dự án đầu tư, kinh tế tập thể, kinh tế hộ gia đình, làm thuê v.v....
Dự án đầu tư: Là tập hợp các đề xuất đưa vốn trung và dài hạn vào tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. Về nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Trên góc độ kế hoạch, dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, làm tiền đề cho cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Nó còn là một công cụ quản lý sử dụng vốn, vật tư, nhân lực để tạo ra các kết
quả tài chính, kinh tế - xã hội trong một thời gian dài. Để tài trợ cho SKBV của các hộ nghèo, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng dự án đầu tư, coi đó là một hình thức áp dụng trong chương trình mục tiêu XĐGN.
Một dự án đầu tư có hiệu quả khi nó đảm bảo được tính khoa học, tính thực tiễn, tính pháp lý và tính đồng nhất. Tính khoa học thể hiện ở việc soạn thảo dự án đầu tư phải trên cơ sở một quá trình nghiên cứu tỉ mỉ kỹ càng, tính toán thận trọng, chính xác từng nội dung của dự án đặc biệt là nội dung về tài chính, nội dung về công nghệ, kỹ thuật. Tính khoa học còn thể hiện trong quá trình soạn thảo dự án đầu tư cần có sự tư vấn của các cơ quan chuyên môn. Tnh thực tiễn của dự án được thể hiện trong các nội dung của dự án đầu tư phải được nghiên cứu, xác định trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh cụ thể liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Tính pháp lý đòi hỏi dự án đầu tư cần có cơ sở pháp lý vững chắc tức là phù hợp với chính sách và luật pháp của Nhà nước. Chủ thể làm dự án phải nghiên cứu kỹ chủ trương, chính sách của Nhà nước, các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động đầu tư. Tính đồng nhất đòi hỏi các dự án đầu tư phải tuân thủ các quy định chung của các cơ quan chức năng về hoạt động đầu tư, kể cả các quy định về thủ tục đầu tư. Nếu là dự án đầu tư quốc tế còn phải tuân thủ quy định chung mang tính quốc tế.
Nếu tiếp cận theo chủ sở hữu, các dự án đầu tư vào SKBV hiện nay ở các nước thường có hai loại: (i) dự án trong nước; (ii) dự án nước ngoài và của các tổ chức quốc tế. Dự án đầu tư trong nước được thiết kế và thực hiện bởi các chủ đầu tư trong nước bao gồm các doanh nghiệp, công ty của tư nhân, các đơn vị kinh tế tập thể hoặc của nhà nước. Để quản lý và phân cấp quản lý, tuỳ theo tính chất của dự án và quy mô đầu tư, các dự án đầu tư trong nước được phân theo 3 nhóm A, B và C. Có hai tiêu thức được dùng để phân nhóm là dự án thuộc ngành kinh tế nào?; Dự án có tổng mức đầu tư lớn hay nhỏ? Trong các nhóm thì nhóm A là quan trọng nhất, phức tạp nhất, còn
nhóm C là ít quan trọng, ít phức tạp hơn cả. Tổng mức vốn nêu trên bao gồm cả tiền chuyển quyền sử dụng đất, mặt nước, mặt biển, thềm lục địa, vùng trời (nếu có). Dự án đầu tư nước ngoài và của các tổ chức quốc tế là dự án do nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức (chính thức và phi chính phủ) quốc tế thiết kế và tổ chức thực hiện. Ví dụ, Dự án hỗ trợ sinh kế và đa dạng bản sắc dân tộc tại tỉnh Lào Cai (Việt Nam) do tổ chức Oxfam Anh tài trợ. Nó cũng gồm 3 loại dự án đầu tư nhóm A, B và loại được phân cấp cho địa phương.
Nếu tiếp cận theo theo trình tự lập và trình duyệt dự án (theo bước), các dự án đầu tư được phân ra hai loại: Sự án tiền khả thi và dự án khả thi. Dự án tiền khả thi là các sự án có báo cáo nghiên cứu ở dạng hồ sơ trình duyệt. Dự án khả thi là hồ sơ trình duyệt dự án đã được cấp quản lý chấp thuận.
Ngoài ra, việc phân loại dự án đầu tư còn dựa vào nguồn vốn. Theo cách này, có dự án đầu tư bằng vốn trong nước (vốn cấp phát, tín dụng, các hình thức huy động khác) và dự án đầu tư bằng nguồn vốn nước ngoài (nguồn viện trợ nước ngoài ODA và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI). Ví dụ, dự án của Ngân hàng thế giới (WB) có trị giá 57 triệu USD để giúp nước CHDCND Lào thúc đẩy quản lý rừng bền vững, cải thiện quản lý khu bảo tồn và tăng cường cơ hội tạo việc làm và sinh kế của các hộ nghèo ở 8 tỉnh trên cả nước đã được thông qua ngày 23/2/2021. Đây là dự án tài trợ của tổ chức tài chính quốc tế. Nó sẽ được Chính phủ Lào thực hiện thông qua Cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp [132].
Kinh tế tập thể: Là thành phần kinh tế bao gồm những cơ sở kinh tế do người lao động tự nguyện góp vốn, cùng kinh doanh, tự quản lý theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, linh hoạt, thích ứng với cơ chế thị trường. Kinh tế tập thể có thể tồn tại dưới các hình thức cụ thể như tổ hợp tác, tập đoàn sản xuất và hợp tác xã của những người lao động trong cùng một ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Hoạt động của kinh tế tập thể có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của các quốc gia trên thế giới. Nó có ý
nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên, giảm sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội và có thể vận dụng vào giải quyết vấn đề SKBV cho các hộ nghèo trên một địa bàn, một lĩnh vực kinh tế cụ thể. Với ưu thế của hình thức tổ chức kinh tế này, nếu được Đảng và chính quyền nhà nước các cấp có chủ trương, chính sách xây dựng và phát triển và hỗ trợ đúng đắn thì đây không chỉ tạo ra điều kiện kích thích tính tích cực cho SKBV của hộ nghèo, tạo việc làm và thu nhập của họ mà còn tạo ra điều kiện để người nghèo phát triển kinh tế trong một hình thức tiến bộ dựa trên sở hữu và quan hệ xã hội để đi lên CNXH.
Kinh tế hộ gia đình: Đây là một hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh thuộc sở hữu của hộ gia đình, trong đó các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định. Sự tồn tại của kinh tế hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và tài nguyên khác nhằm phát triển sản xuất, thoát nghèo và SKBV, để hộ gia đình vươn lên làm giàu chính đáng. Kinh tế hộ gia đình được hình thành theo một cách thức tổ chức trong phạm vi một gia đình. Các thành viên trong hộ cùng có chung sở hữu các tài sản cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của họ. Kinh tế hộ gia đình tồn tại chủ yếu ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản. Một bộ phận khác có hoạt động phi nông nghiệp ở mức độ khác nhau. Trong kinh tế hộ gia đình, chủ hộ là người sở hữu nhưng cũng là người lao động trực tiếp. Tùy điều kiện cụ thể, họ có thuê mướn thêm lao động. Quy mô sản xuất của kinh tế hộ gia đình thường nhỏ, vốn đầu tư ít. Sản xuất của kinh tế hộ còn mang nặng tính tự cung tự cấp, hướng tới mục đích đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của hộ là chủ yếu. Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào sức lao động thủ công và công cụ truyền thống, do đó năng suất lao động thấp. Do vậy, tích lũy của hộ chủ yếu chỉ dựa vào lao động gia đình là chính. Tuy trình độ quản lý và chuyên môn nghiệp vụ của chủ hộ rất
hạn chế, chủ yếu là theo kinh nghiệm, nhận thức của chủ hộ về luật pháp, về kinh doanh, cũng như về kinh tế thị trường có hạn chế, nhưng về trình độ và quy mô có thể thích hợp để giải quyết vấn đề SKBV của các hộ nghèo.
Nước Lào hiện có gần 80% số hộ sống ở nông thôn và chủ yếu là sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp; phần lớn các hộ thường canh tác tự cung tự cấp và chưa phát triển sản xuất cung cấp cho thị trường. Xét theo cơ cấu ngành nghề, kinh tế hộ được phân chia thành các loại: hộ thuần nông (hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp); hộ kiêm nghề (vừa làm nông nghiệp, vừa hoạt động tiểu thủ công nghiệp); hộ chuyên nghề (hoạt động trong các lĩnh vực ngành nghề và dịch vụ); và hộ kinh doanh tổng hợp (hoạt động cả trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ). Đến nay, kinh tế hộ gia đình đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của CHDCND Lào, là lực lượng chủ yếu để giải quyết vấn đề việc làm, sản xuất kinh doanh và đời sống của các hộ nói chung, hộ nghèo nói riêng.
Kinh tế hộ thường tồn tại trong các mô hình: sản xuất chuyên canh trong nông nghiệp; sản xuất lúa nước - nuôi cá nước ngọt - chăn nuôi gia cầm; hộ liên kết chăn nuôi lợn theo phương thức bán công nghiệp - thâm canh lúa, màu; sản xuất cây giống (cây trồng nông, lâm nghiệp), vật nuôi (lợn giống, gia cầm giống và các giống vật nuôi thủy đặc sản); nuôi bò sữa - chế biến - tiêu thụ tại chỗ; mô hình chuyên canh rau, hoa, quả xuất khẩu dịch vụ thương mại tại nhà; mô hình nông - lâm kết hợp; mô hình sản xuất nông nghiệp kiêm ngành nghề tiểu thủ công nghiệp; mô hình sản xuất - kinh doanh tổng hợp...
Trong các mô hình này, chủ kinh tế hộ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh độc lập, cũng có thể liên kết giữa các hộ gia đình với nhau hình thành các hình thức kinh tế tập thể, hoặc liên với với các doanh nghiệp, công ty trong một chuỗi giá trị sản phẩm để làm tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, hình thức kinh tế này cũng có một số hạn chế, do trình độ tổ chức sản xuất của các hộ nghèo không như nhau nên dẽ có một bộ phận hộ gia đình phải loay hoay
trong cảnh sản xuất tự cấp, tự túc, thậm chí còn sản xuất tự nhiên, nhất là ở vùng núi, vùng người dân tộc thiểu số. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa có thể dẫn đến sự phân hóa giàu - nghèo. Bởi vậy, hình thức kinh tế này của các hộ nghèo nếu được hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước về vốn, quản lý, lập kế hoạch phát triển và kỹ năng kinh doanh thì có thể tạo ra nhiều lợi ích thiết thực cho việc SKBV của các hộ nghèo tại nơi họ sinh sống.