Sự cần thiết phải đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 52 - 56)

Đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là một đòi hỏi thiết yếu không chỉ đối với một tỉnh, mà còn với cả quốc gia được nhà nước, cả hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế, xã hội và mọi người dân đều phải quan tâm.

Thứ nhất, hộ nghèo là một bộ phận quan trọng trong tổng thể nguồn lực sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nguồn lực một dịch vụ hoặc tài sản khác được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu và mong muốn của con người. Trước kia, các nhà kinh tế chính trị học cổ điển mới chi biết đến ba loại nguồn lực, còn được gọi là các yếu tố sản xuất gồm đất đai, lao động và vốn. Đất đai bao gồm tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên và được xem như là nơi sản xuất và nguồn nguyên liệu thô. Lao động hoặc nguồn nhân lực bao gồm nỗ lực của con người được cung cấp để tạo ra sản phẩm, được trả bằng tiền công. Vốn bao gồm hàng hóa hoặc phương tiện sản xuất do con người tạo ra (máy móc, nhà cửa và cơ sở hạ tầng khác ) được sử dụng để sản xuất hàng hóa và dịch vụ khác, được trả lãi. Ngày nay, nhận thức về các nguồn lực được mở rộng, bao quát hơn rất nhiều so với kinh tế chính trị học cổ điển. Cách sử dụng gần đây đã coi đất đai không chỉ bao gồm địa điểm sản xuất mà còn bao gồm tài nguyên thiên nhiên bên trên hoặc bên dưới đất. Vốn không chỉ bằng tiền, tài sản mà còn có cả vốn tri thức. Cách sử dụng gần đây đã phân biệt vốn con người (kho kiến thức trong lực

lượng lao động) với sức lao động. Tinh thần kinh doanh đôi khi cũng được coi là một nguồn lực hay yếu tố của sản xuất. Trạng thái tổng thể của công nghệ được mô tả như nguồn lực hay yếu tố của sản xuất. Số lượng và quan niệm của các yếu tố khác nhau, tùy thuộc vào mục đích lý thuyết. Xét về kinh tế, nguồn lực luôn ở tình trạng khan hiếm. Do vậy, con người phải nghiên cứu để tìm cách xã hội quản lý và phân bổ các nguồn lực khan hiếm của mình.

Các nguồn lực có thể nằm ở trong dân, trong các tổ chức kinh tế, xã hội và nhà nước. Nó cũng có thể là các nguồn lực của trong nước và các nguồn lực từ nước ngoài. Về lý thuyết cũng như thực tế, việc phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm là rất cần thiết để một nền kinh tế đạt được sản lượng tối đa và sự tăng trưởng tối ưu. Một nền kinh tế có hiệu quả là nền kinh tế sử dụng hết các nguồn lực khan hiếm của mình. Trong một quốc gia hay một tỉnh, người nghèo là một bộ phận của xã hội đồng thời cũng sở hữu các nguồn lực cơ bản tiềm tàng cấu thành tổng thể nguồn lực sản xuất của xã hội. Ví dụ, theo số liệu của Tổng cục Thống kê Lào và Ngân hàng Thế giới, năm 2019 cả nước có 18,6% số hộ nghèo với khoảng 793 ngàn lao động [114]. Nếu lực lượng lao động này không kiếm được việc làm cần thiết thì có nghĩa là đất nước bị lãng phí gần 20% nguồn lực lao động quốc gia. Sự lãng phí đó tất sẽ làm cho nền kinh tế sản xuất dưới mức tiềm năng, không hiệu quả. Nếu bộ phận nguồn lực này không được quản lý và sử dụng cho các hoạt động sản xuất thì không những gây ra tình trạng lãng phí mà còn làm mất đi một cơ hội tạo việc làm và thu nhập để giải quyết đời sống của các hộ thuộc đối tượng này. Đảm bảo SKBV là giải pháp vừa có tính cơ bản và cấp bách để giải quyết vấn đề kinh tế của người nghèo, vừa tạo ra điều kiện thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho sự tăng trưởng chung của nền kinh tế ở mỗi tỉnh cũng như cả nước.

Thứ hai, đảm bảo SKBV không chỉ tạo điều kiện phát huy vai trò của các hộ nghèo để họ vươn lên làm chủ trong hoạt động kinh tế mà còn góp phần giảm thiểu sự giúp đỡ, hỗ trợ của xã hội và Nhà nước. Theo lý thuyết

kinh tế thị trường hiện đại, có hai con đường chủ yếu dẫn đến nghèo trong các hộ gia đình, đó là họ không biết làm ra tiền và không biết tiêu tiền. Tạo sinh kế cho người nghèo là cách để họ tự có việc làm và thu nhập, từ đó tạo ra điều kiện làm giảm các tác động tiêu cực gây bất ổn xã hội. Thực tế cho thấy, ở đâu có nhiều người không có việc làm, thì ở đó không chí có sự lãng phí về nguồn lực lao động của xã hội, mà còn gây ra sức ép căng thẳng đối với những người có việc làm trên thị trường lao động. Không những vậy, người nghèo không có việc làm và thu nhập, nhưng họ vẫn phải chi tiêu. Điều này khiến cho họ phải tìm nguồn để chi tiêu bằng các tiêu cực tác động xấu, gây hậu quả đến sự ổn định kinh tế, xã hội. Tình trạng nghèo lại càng nghèo gia tăng, càng gây là bất bình đẳng về thu nhập, tác động tiêu cực đến đời sống chính trị, xã hội. Ví dụ, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 1929-1933 đã làm cho nền kinh tế suy giảm tăng trưởng tới 46%, của Đức giảm 41%, của Pháp 24% và của Anh là 23%, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp ở các nước này thì tăng đến con số cực kỳ nguy hiểm: ở Mỹ tỷ lệ thất nghiệp tăng 607%, thứ tự ở các nước còn lại là 232%; 214% và 129% [112]. Do tình trạng này, nền kinh tế của các nước đã bất ổn nghiêm trọng. Để đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng này, J.M. Keynes nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh đã viết cuốn “Những nguyên lý tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền” (năm 1936), trong đó khẳng định việc làm là sự phản ánh tình trạng chung của nền kinh tế. Khi việc làm tăng thì thu nhập thực tế tăng, sức cấu tăng, điều này sẽ thúc đẩy gia tăng lượng cung, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong điều kiện một nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng thì đầu tư của chính phủ là rất cần thiết không chỉ tạo việc làm, thu nhập, tạo sự ổn định của nền kinh tế mà còn là cách để thúc đẩy đầu tư của các doanh nghiệp và chủ tư nhân, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế. Ông còn đề nghị có thể phải chấp nhận sự đánh đổi về việc làm để lấy sự ổn định của nền kinh tế. Tức là có thể tạo ra thêm việc làm ngay cả khi nền kinh tế đang bị lạm phát nghiêm trọng để đổi lấy sự ổn định và tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế.

Ngoài tạo ra việc làm, để có sự ổn định của nền kinh tế, các chính phủ còn có thể sử dụng các công cụ trợ cấp cho người nghèo để họ có thể tồn tại và có điều kiện vươn lên tham gia vào thị trường lao động. Sự trợ cấp như vậy là cần thiết không chỉ vì mục tiêu xã hội mà còn hướng vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Trong những bối cảnh như vậy, tạo sinh kế cho người nghèo, hộ nghèo là một giải pháp hữu ích, không chỉ khơi dậy và phát huy tính tích cực để họ tự vươn lên trong giải quyết việc làm và thu nhập, mà còn là giải pháp rất quan trọng để giảm nhẹ gánh nặng tài chính hỗ trợ của các tổ chức xã hội và giàm thiểu ngân sách hỗ trợ của nhà nước.

Ngày nay, nền kinh tế thị trường của các quốc gia phát triển trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tốc độ biến đổi rất nhanh và trong xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa kinh tế, theo đó là nhiều bất ổn, rủi ro có thể đến với một doanh nghiệp và quốc gia bất cứ lúc nào, nhiều cơ hội và thách thức đặt ra. Vai trò kinh tế của nhà nước lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với nhiều nhiệm vụ phải sử dụng nguồn tại chính quốc gia. Tạo SKBV cho các hộ nghèo không chỉ tạo ra điều kiện duy trì hoạt động kinh tế thường xuyên của các hộ này mà còn tạo ra điều kiện để ngân sách nhà nước tập trung dành cho giải quyết các vấn đề mới, cấp bách nêu trên.

Thứ ba, đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là một mục tiêu định hướng

XHCN nền kinh tế thị trường đã được Đảng và Nhà nước CHDCND Lào lựa chọn. Mục tiêu này được Đảng NDCM Lào xác định là xây dựng xã hội XHCN. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng NDCM Lào (năm 2006) xác định việc chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường với mục tiêu xây dựng xã hội XHCN ở Lào nhằm cải thiện mức sống và tạo ra lợi ích cho người dân. Mục tiêu đó được thực hiện xuyên suốt qua các kỳ Đại hội của Đảng. Đại hội lần thứ XI (tháng 1/2021) của Đảng với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đảm bảo ổn định chính trị vững chắc, triển khai đường lối đổi mới đi vào chiều sâu, tạo ra

chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội theo hướng chất lượng mới, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tiếp tục đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đi lên chủ nghĩa xã hội”. Trong giai đoạn mới, tiếp tục đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển. Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội quốc gia lần thứ IX giai đoạn 2021 - 2025 xác định tiếp tục tạo điều kiện và các yếu tố khác để đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội; xây dựng xã hội đoàn kết, hòa thuận, dân chủ, công bằng văn minh; tạo tăng trưởng kinh tế có chất lượng bằng hình thức cấu trúc kinh tế mới trong từng bộ ngành và địa phương. Trong đó, GNBV coi là nhiệm vụ cốt lõi.

Để thực hiện thành công mục tiêu trên, tạo việc làm cho mọi người dân, đảm bảo cho các hộ nghèo có SKBV được xác định là một giải pháp rất quan trọng. Ðảng NDCM Lào luôn coi thanh toán đói nghèo là một trong những chương trình trọng điểm quốc gia. Phải tập trung nguồn lực đầu tư phát triển thông qua nhiều chương trình, chính sách, dự án được triển khai tích cực ở từng địa phương căn cứ vào thực tế về số hộ đói nghèo, tiềm năng đất đai, tập quán sản xuất, nguồn vốn hiện có. Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững và giảm nghèo và bất bình đẳng. Chỉ khi mọi người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc trong một môi trường sinh thái bền vững thì Đảng và Nhà nước Lào mới đạt được mục tiêu xây dựng xã hội XHCN đã lựa chọn.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w