- Kinh nghiệm của tỉnh Xiêng Khoảng
3.1.1.1. Về điều kiện tự nhiên
Điều kiện địa lý, địa hình: Luang Nam Tha là một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của nước CHDCND Lào, nơi có vị trí chiến lược trọng yếu, cách thủ đô Viêng Chăn 700 km, tổng diện tích tự nhiên 9.391 km², chiếm 3,96% diện tích tự nhiên của cả nước. Phía Bắc giáp với Trung Quốc với đường biên giới dài 157 km, phía Tây giáp với Myanma với đường biên giới dài 147 km, phía Nam giáp với tỉnh BoKeo và Phía Đông giáp với tỉnh U Đôm Xay của Lào.
Luang Nam Tha là thuộc tỉnh miền núi chiếm 85% tổng diện tích, chỉ có 15% diện tích là đồng bằng và trung du. Trong đó hiện nay có rừng 589.349 ha, chiếm 63% tổng diện tích của tỉnh, diện tích vườn quốc gia
237.130 ha, ruộng 18.188 ha, có nguồn nước dồi dào chạy qua từ các sông Nầm Thà, Nầm Phá, Nầm Mạ và Nầm Lòng. Có đường quốc lộ số 13 đi từ Bắc xuống Nam.
Điều kiện khí hậu: Khí hậu của tỉnh Luang Nam Tha có hai mùa rõ rệt: mùa đông và mùa nắng. mùa đông bắt đầu từ tháng 11 đến đầu tháng 4, mùa nắng thường bắt đầu từ cuối tháng 4 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình mùa đông 8-140C, nhiệt độ trung bình mùa nắng 24 - 390C, lượng mưa trung bình 1000- 1500mm/năm, chủ yếu vào tháng 6 - 10 trong năm, có mưa nhiều nhất vào tháng 8, 9,10. Địa hình có độ cao trung bình từ 500 - 1500 mét so với mực nước biển. Hàng năm có một số vùng chịu ảnh hưởng của các hiện tượng
khô nóng vào đầu mùa hạ và mùa mưa thường có bão lụt, điều kiện đó ảnh hưởng đến đói nghèo của nhân dân trong tỉnh.
Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Luang Nam Tha
Tài nguyên thiên nhiên: Toàn tỉnh có 166.884 ngàn ha đất nông nghiệp, chiếm 18% diện tích; 176.267 ngàn ha đất phi nông nghiệp, chiếm 19% diện tích; còn lại là đất chưa sử dụng chiếm 25% diện tích cả tỉnh. Có 589.349 ngàn ha rừng, chiếm 63% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, trong đó, rừng tự nhiên 488.864 ngàn ha và rừng trồng 44.799 ngàn ha. Rừng của tỉnh Luang Nam Tha là rừng lá rộng, thường xanh, có hệ thực vật phong phú, đa dạng về họ, loài. Gỗ gỗ quí hiếm có lát, pơ mu, trầm hương. Gỗ nhóm I,II có lim, sến. Gỗ nhóm III, IV có vàng tâm, dổi de. Các loại thuộc họ tre có: luồng, nứa, vầu, giang, bương, tre. Ngoài ra còn có mây, song, dược liệu, cây thả cánh kiến đỏ… Động vật rừng còn có các loài bò rừng, nai, hoẵng, vượn, khỉ, lợn rừng, các loài bò sát như trăn, rắn, kỳ đà, tê tê, các loài chim, ong rừng. Vùng rừng vượn quốc gia Nầm
Há là nơi còn có nhiều động vật hoang dã có giá trị kinh tế như hổ, báo, gấu, gà lôi, công, trĩ,… Đại đa số diện tích rừng trên địa bàn là rừng nghèo, rừng mới tái sinh và rừng mới trồng; trữ lượng lâm sản thấp, khả năng cho khai thác còn rất hạn chế; một số diện tích có trữ lượng lâm sản lớn lại phân bố trên vùng núi cao và nằm trong diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.
Tài nguyên nước, có lợi thế nằm cạnh sông Nam Tha về phía Bắc thuộc vùng trung hạ lưu của hệ thống sông Nam Nghén, có sông nhánh Nam Thủng nằm tại khu vực phía Đông và sông Nam Phá nằm tại khu vực phía Tây của tỉnh. Các dòng chảy đã cung cấp nước mặt phong phú cho các hoạt động sản xuất, giữ vai trò quan trọng về công tác thủy lợi, thủy điện của địa phương mà còn tạo giá trị kinh tế cao về giao thông đường thủy; thủy điện, cùng nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn. Ngoài ra, trên địa bản tỉnh còn có hệ thống hồ, ao phân bố rải rác trong các khu vực cùng với hệ thống kênh mương thủy lợi đảm nhận chức năng điều tiết, lưu chuyển lượng nước mặt cho tỉnh và tạo cảnh quan, không gian môi trường sinh thái. Luang Nam Tha là một tỉnh rừng núi cao, có nhiều sông suối chạy qua từ Bắc đến Nam. Toàn tỉnh có 65 lưu vực sông và 115 suối, với chiều dài sông suối 11.470 km. Mức nước mưa hàng năm đo được 1.220,7 mm/năm. Nguồn nước phân bố mất cân đối theo thời gian và không gian. Trong đó có sông Mê Kông có chiều dài 1.358 km; sông Năm Tha dài 648 km, sông Nặm Phá dài 190 km; tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [56, tr.4]. Nguồn nước ngầm ít, chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên một số vùng. Địa bàn của tỉnh Luang Nam Tha có một mỏ nước khoáng có giá trị phục vụ tiêu dùng và chữa bệnh như nước khoáng Nam Há huyện Mường Sing và có hang Cậu Lậu huyện Viêng Phu Kha tạo điều kiện để tổ chức các hoạt động du lịch và nghỉ dưỡng.
Tài nguyên khoáng sản của tỉnh Luang Nam Tha khá phong phú về chủng loại, bao gồm cả kim loại như: sắt, crôm, đồng, chì, kẽm, than, vàng…
và phi kim loại như: cao lanh, đá vôi, đá hoa cương, đá trắng và phốt phát… Hiện toàn tỉnh có hơn 100 mỏ và điểm quặng, với nhiều loại khoáng sản, trong đó có một số loại có ý nghĩa quốc tế và khu vực như: Vàng, bạc, đồng, quặng sắt, chì kẽm, đá vôi xi măng, cát xây dựng,... Đây là một lợi thế lớn của tỉnh trong việc phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp sản xuất xi măng, công nghiệp vật liệu xây dựng,... Các loại khoáng sản chính có điều kiện khai thác gồm: Vàng huyện Luang Nam Tha, Ăngtimon huyện Mương Long và huyện Mường Sing, Đồng huyện Na Le, huyện Viêng Phu Kha, Quặng sắt huyện Luang Nam Tha, Than ở huyện Viêng Phu Kha,... Ngoài ra, còn có nhiều loại khoáng sản khác với số lượng không lớn nhưng có giá trị cao, có thể khai thác ở quy mô nhỏ phục vụ phát triển công nghiệp địa phương. Những mỏ khoáng sản này nếu khai thác và sử dụng hợp lý sẽ góp phần vào việc phát triển kinh tế của tỉnh và tạo sinh kế cho các hộ nghèo.