Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Luang Nam Tha 17.74 19,

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 107 - 111)

- Kết quả SKBV về kinh tế

6 Tỷ lệ hộ nghèo tỉnh Luang Nam Tha 17.74 19,

(tiêu chí nghèo 2018/19, %)

Hình 3.2 cho thấy có sự đồng hành giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo của tỉnh. Khi mức tăng trưởng kinh tế càng cao thì tỷ lệ hộ nghèo càng thấp. Mối quan hệ giữa tốc độ giảm nghèo và tăng trưởng GDRP được xác định bởi mức độ tăng trưởng kinh tế cao hơn được chuyển thành tăng tiêu dùng của hộ gia đình. Riêng năm 2020, công cuộc SKBV của tỉnh Luang Nam Tha cũng như của cả nước do chịu tác động của dịch covid-19 nên số hộ nghèo và theo đó là tỷ lệ hộ nghèo bị tăng lên.

Hình 3.2: Giảm nghèo và tăng trưởng GDRP bình quân đầu người

tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020 [8, 40]

Từ hình 2.2, có thể mô tả mối quan hệ giữa giảm nghèo với tăng trưởng kinh tế ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn này bằng đồ thị ở hình 3.3, chỉ ra rằng có sự thống nhất giữa lợi ích kinh tế của các hộ nghèo với lợi ích kinh tế chung của toàn tỉnh. Nó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu quốc gia: dân có giàu thì nước mới mạnh.

Hình 3.3: Xu hướng tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo

tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020 [8, 40]

Tỷ lệ hộ nghèo và khoảng cách nghèo trong tỉnh đã có chuyển biến tích cực theo chiều hướng giảm xuống. Tại bảng 3.5, nếu tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 trong tỉnh là 25,19%% thì năm 2020 giảm xuống còn 20,18%, giảm 5,01%.

Trong thời gian mày, khoảng cách nghèo giữa các hộ từ 4,5 lần giảm xuống còn 3,2 lần; tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị từ 6,8% thì năm 2020 giảm xuống còn 6,20% (giảm 0,6%), còn ở nông thôn từ 30,1% xuống còn 26,6% (giảm 3,5%). Tức là tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn đã giảm nhanh hơn so với khu vực thành thị.

Bảng 3.5: Số hộ nghèo và khoảng cách nghèo đói

tỉnh Luang Nam Tha năm 2011 và 2020 [8]

TT Nội dung Tỷ lệ hộ nghèo (%) 2011 2020 Thay đổi (1) (2) (3) (4) (5=4/3) -0,60 3 Thành thị 6,80 6,20 -3,50 4 Nông thôn 30,10 26,60 -5,01 5 Toàn tỉnh 25,19 20,18

Khoảng cách nghèo đói (lần) 2011 2020 Thay đổi

(6) (7) (8=7/6)2,30 2,20 -0,10 2,30 2,20 -0,10 5,50 3,80 -1,70 4,50 3,20 - 1,30

Không chỉ tỷ lệ hộ nghèo chung trong tỉnh đã giảm xuống, mà tại các huyện tuy số lượng tuyệt đối các hộ nghèo có tăng, có giảm khác nhau nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn có xu hướng giảm. Hai huyện Muang Na Le và Muang Sing có lượng tuyệt đối về số hộ nghèo giảm nhanh nhất: huyện Na Le từ 1505 hộ nghèo năm 2011 đã giảm xuống còn 798 hộ năm 2020, giảm 716 hộ trong 10 năm; huyện Muang Sing từ 1.497 hộ giảm xuống còn 675 hộ, giảm 822 hộ cùng trong thời gian này. (bảng 3.6).

Bảng 3.6: Kết quả giảm nghèo ở các huyện thuộc tỉnh Luang Nam Tha năm 2011 và 2020 [45]

Hộ nghèo Bản nghèo TT Huyện 2011 2020 2011 2020 Số hộ Tỷ lệ Số hộ Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (%) (%) bản (%) bản (%) 1 Muang Namtha 1.174 12,95 2.886 22,02 17 21,79 38 48,71 2 Muang Sing 1.497 21,63 675 7,06 17 18,89 12 13,04 3 Muang Long 1.666 25,67 3.040 38,27 40 54,05 45 57,69 4 Muang Viengphoukha 1.794 45,20 993 16,91 24 52,17 19 41,30 5 Muang Na Le 1.505 39,00 789 13,58 46 64,79 29 50,00 Tổng trong tỉnh 7.636 25,19 8.383 20,18 144 40,11 143 39,83

Về số tương đối, trong giai đoạn 2011-2020, tỷ lệ hộ nghèo 3 huyện Muang Sing, Muang Viengphoukha và Muang Viengphoukha đều đã giảm rõ rệt. Huyện Muang Sing có mức giảm nhanh nhất so với bốn huyện khác, từ 21,63% năm 2011 giảm xuống còn 7,06% vào năm 2020. Theo đó, số huyện nghèo trong tỉnh đã giảm từ 3 huyện năm 2011 xuống còn 2 huyện năm 2020.

Số hộ nghèo giảm xuống đã kích thích hoạt động sinh kế của các hộ cận nghèo để họ vươn lên thoát nghèo và làm giàu. Sự gia tăng các hoạt động sinh kế của các hộ này một mặt giúp phá vỡ tập quán sản xuất tự cấp, tự túc để chuyển lên sản xuất hàng hóa, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường, mặt khác góp thêm vào lực lượng cạnh tranh, làm cho hoạt động sinh kế của các hộ phải tích cực và năng động hơn. Với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, năng lực ứng phó với các rủi ro sinh kế của các hộ nghèo được tăng lên.

Hình 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện thuộc tỉnh Luang Nam Tha năm 2011 và 2020 [46]

Thành tựu SKBV của tỉnh Luang Nam Tha còn được thể hiện qua so sánh tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh với mức chung của cả nước và với 7 tỉnh khác cùng nằm trong khu vực miền núi phía Bắc nước CHDCND Lào. Tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha tại năm 2011 và 2020 cao hơn so với mức chung của cả nước, khoảng cách nghèo đói cao hơn so với Thủ đô Viêng

Chăn. So với bốn tỉnh miền núi phía Bắc của Lào thì cả tỷ lệ hộ nghèo và khoảng cách nghèo đói ở tỉnh Luang Nam Tha tuy xếp thứ 3, nhưng thấp hơn so với 5 tỉnh là Luông Pha Bang, Say Nha Bu Ly, U Đôm Say, Hua Phan và tỉnh Xiêng Khoảng, (bảng 3.7). Kết quả này là một cố gắng lớn của tỉnh Luang Nam Tha, bởi vì có điều kiện tự nhiên, tập quán sản xuất tương đương thậm chí còn khó khăn so với các tỉnh cùng khu vực phía Bắc nước Lào.

Bảng 3.7: Tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước, ở tỉnh Luang Nam Tha và các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2012, 2020

Tỷ lệ hộ nghèo (%) Khoảng cách nghèo đói

TT Tên tỉnh, thành phố

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 107 - 111)