Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 120 - 125)

- Kết quả SKBV về thể chế

3.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế trong đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha do chịu tác động bởi cả các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về khách quan, do hầu hết các hộ nghèo trong tỉnh sống ở các địa bàn miền núi cao, cụm bản nằm ở vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, có nhiều nơi còn chưa có đường ô tô đến. Về chủ quan, do nhận thức và phương thức tổ chức hỗ trợ, do hạn chế về ý chí, năng lực vươn lên của hộ nghèo... Dưới đây sẽ đi sâu làm rõ các nguyên nhân chủ quan.

Một là, cán bộ và người dân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo.

Tuy Trung ương Đảng NDCM Lào đã nhấn mạnh GNBV là một chủ trương lớn mang tầm chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các cấp ủy, chính quyền và người dân phải nhận thức đúng để thực hiện, thế nhưng đến nay trong cán bộ và nhân dân vẫn chưa hiểu rõ chủ trương này. Hầu hết mọi người mới chỉ hiểu giải quyết vấn đề người nghèo là một chính sách xã hội, chính sách nhân đạo và là trách nhiệm của Đảng,

Nhà nước vì mục tiêu xây dựng một xã hội công bằng, nhân ái, đoàn kết, hòa thuận. Họ vẫn chưa hiểu rằng người nghèo, hộ nghèo là một bộ phận cấu thành xã hội; các nguồn lực xã hội mà người nghèo và hộ nghèo sở hữu là một bộ phận nguồn lực của xã hội, nguồn lực của sản xuất đóng góp vào tăng trưởng của kinh tế của đất nước. Trong điều kiện các nguồn lực sản xuất có giới hạn và ngày càng khan hiếm, nếu không đảm bảo sinh kế cho các hộ nghèo thì không những nhà nước và xã hội phải chi một nguồn tài chính, vật chất cần thiết cho cuộc sống của họ, mà còn để lãng phí và không phát huy được vai trò của bộ phận nguồn lực quan trọng này. Nếu không đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo thì nền kinh tế cũng không đạt được sản lượng ở mức giới hạn tiềm năng, sản xuất không hiệu quả, tăng trưởng kinh tế vẫn không đạt được ở mức có thể. Giải quyết vấn dề người nghèo, hộ nghèo do vậy không chỉ đơn giản là một chính sách xã hội, mà thực chất nó là một vấn đề kinh tế, vì chính nhu cầu đời sống của người nghèo, hộ nghèo và vì sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.

Trong bộ phận cán bộ, do chưa nhận thực đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề này nên chưa thật tận tụy, tập trung công sức vào việc tìm kiếm các giải pháp chính sách, biện pháp hỗ trợ sinh kế của hộ nghèo, chưa thật quyết liệt và sáng tạo trong thực thi chính sách. Trong nhân dân, do chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này nên chỉ đơn thuần cho rằng giúp người nghèo để họ vượt qua khó khăn vì tính nhân đạo và tình đồng loại. Với hiểu biết như vậy, bản thân những hộ nghèo cũng chỉ chấp nhận “số phận” của mình rồi dựa dẫm vào sự hỗ trợ của nhà nước và giúp đỡ của các hộ khá giả, mà chưa thấy được cần phải phát huy sức mạnh tiềm ẩn của mình và gia đình cho quá trình phát triển.

Hai là, việc thực hiện vai trò nhà nước và chính quyền các cấp đối với việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo còn nhiều bất cập.

Bất cập trong ban hành và thực thi chính sách: Các giải pháp chính sách và chế tài để đảm bảo thực hiện hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo chất lượng

chưa cao, hiệu lực thực thi thấp. Tuy GNBV là một chủ trương lớn của Đảng NDCM Lào đã được thông qua các kỳ Đại hội, nhưng việc thể chế hóa thành các giải pháp chính sách còn có độ trễ cao. Thời gian ban hành chính sách còn chậm, thời gian để đưa chính sách vào thực tiễn cũng kéo dài nhất là đến với các khu vực miền núi, các bản làng vùng sâu vùng xa mà cán bộ nhà nước ít đi đến được.

Một số chính sách được ban hành nhưng chưa chú ý tới sự phù hợp và tính khả thi. Một số chính sách về GNBV còn bị lồng ghép với các chính sách kinh tế, xã hội khác. Do vậy, gặp khó khăn khi tổ chức thực hiện. Ví dụ, cùng một chính sách về sinh kế, nhưng đều áp dụng như nhau đối với các hộ nghèo ở cả thành thị và nông thôn, với cả chủ hộ là nam giới và nữ giới. Trong chính sách, tuy có chú ý ưu tiên đối với hộ nghèo ở khu vực địa bàn khó khăn trong thực hiện chương trình giảm nghèo quốc gia, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn cao ở các địa bàn này, khoảng cách giữa các địa bàn ưu tiên và không ưu tiên vẫn còn lớn. Thêm vào đó, tính đồng bộ của hệ thống chính sách GNBV chưa cao. Chẳng hạn, việc xây dựng cụm bản phát triển theo chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới không được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về tài chính, vật chất kỹ thuật, quản lý và các điều kiện đảm bảo khác, nên các hộ tuy đã đến nơi ở mới nhưng hoạt động cho sinh kế ở nơi ở mới thiếu được quan tâm, đất ở cho người dân tuy được cấp nhưng thiếu chứng nhận quyền sử dụng đất khiến cho họ chưa yên tâm với sinh kế và đời sống tại nơi ở mới này. Một số chủ trương, chính sách như dồn điền đổi thửa, cơ giới hóa nông nghiệp,... thực hiện còn chậm. Việc thực hiện chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp chưa thật chú ý hỗ trợ sinh kế của hộ nghèo. Các chính sách về hỗ trợ vốn, kỹ thuật, mặt bằng sản xuất, hỗ trợ phát triển các hợp tác xã chưa được chú ý triển khai.... Thêm vào đó, ý thức trách nhiệm, đạo đức công cụ của một số cán bộ, công chức làm công tác tổ chức quản lý hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo ở các cấp, nhất là ở các cụm bản chưa cao, thiếu kinh nghiệm nen còn lúng túng trong việc.

Bất cập trong công tác kế hoạch hóa việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo. Do chưa nhận thức đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là một giải pháp lâu dài, liên tục để đưa người nghèo vào các hoạt động chí hướng làm ăn chứ không phải chỉ là một chính sách cứu trợ xã hội có tính ngắn hạn, nên đến nay chính quyền tỉnh vẫn chưa có một chiến lược đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo mà mới chỉ dừng ở một số kế hoạch, chương trình, dự án hỗ trợ hộ nghèo. Do thiếu tầm nhìn chiến lược nên thiếu các giải pháp về lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, tập trung nguồn lực và các điều kiện cần thiết về kết cấu hạ tầng cho giải quyết việc đản bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn. Việc triển khai một số chương trình dự án còn chậm và chưa hiệu quả. Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm chưa thường xuyên.

Ba là, khó khăn trong huy động nguồn lực hỗ trợ đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo.

Đến nay, nguồn lực tài chính để hỗ trợ cho sinh kế của các hộ nghèo mới chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước và huy động trong nhân dân thông qua các tổ chức mặt trận, đoàn thể. Đầu tư của các doanh nghiệp trong tỉnh, trong nước và nước ngoài vào các chương trình dự án hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo còn rất khiêm tốn. Tỉnh Luang Nam Tha chưa có các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và các tổ chức quốc tế vào các chương trình hỗ trợ người nghèo. Do hình thức tổ chức hoạt động sinh kế còn đơn điệu, mới chủ yếu là kinh tế hộ và lao động tự do mà chưa xây dựng được các hình thức như kinh tế tập thể, liên doanh, liên kết sản xuất kinh doanh theo chuỗi giá trị... nên đã thiếu cơ chế để huy động nguồn lực cho phát triển nói chung, hoạt động sinh kế nói riêng. Tình trạng các hộ nghèo thiếu vốn sản xuất vẫn còn nan giải.

Bốn là, ý chí vươn lên của hộ nghèo chưa cao, còn tâm lý dựa vào sự hỗ trợ của nhà nước và xã hội.

Nhìn chung, trình độ kiến thức của nhiều hộ nghèo là thấp hơn so với mặt bằng kiến thức chung của xã hội. Nhiều con em của các hộ nghèo chưa học hết chương trình phổ thông, có rất ít người theo học các trường chuyên nghiệp

và nhất là ở các bậc học cao như đại học, trên đại học. Do phải đối mặt với các nhu cầu đơn giản là có cái ăn, cái mặc hàng ngày, nên nhiều hộ nghèo rất thiếu các kiến thức cần thiết về hoạt động kinh tế. Họ chỉ quen với kinh tế tự nhiên, sản xuất nhỏ, tự phát với cái lợi trước mắt mà thiếu kiến thức về kinh tế thị trường, về cạnh tranh và thiếu động lực trong kinh tế thị trường. Trong khi hoạt động kinh tế của toàn tỉnh và quốc gia đang chuyển mạnh sang phát triển kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, thì tình trạng còn thiếu các tri thức cần thiết của các hộ nghèo trước hết chính là lực cản sự phát triển, vươn lên của chính họ. Không ít hộ nghèo thiếu ý chí vươn lên trong hoạt động sinh kế, còn mang nặng tâm lý dựa dẫm vào sự hỗ trợ, cưu mang của Nhà nước và xã hội. Chính tâm lý đó đã không khơi dậy và phát huy được tính sáng tạo, năng động trong hoạt động sinh kế của các hộ nghèo.Do vậy, các nguồn lực tiềm ẩn trong gia đình họ cho phát triển kinh tế chưa được đánh thức, chưa được phát huy.

Năm là, công tác thông tin, tuyên truyền hỗ trợ sinh kế cho các hộ nghèo còn bất cập.

Do việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên thông tin kinh tế, thông tin thị trường là rất cần thiết để định hướng lựa chọn sản xuất kinh doanh của người dân và các doanh nghiệp. Đây là công việc của nhà nước và các công ty truyền thông bởi vì thông tin là một loại hàng hóa công cộng, cần có một tầm nhìn vĩ mô. Thế nhưng, tại tỉnh Luang Nam Tha, công tác tuyên truyền, vận động người nghèo, hộ nghèo phát triển các hoạt động sinh kế chưa được thường xuyên. Vai trò của thông tin, tuyên truyền trong các hoạt động kinh tế, xã hội không được phát huy đầy đủ. Điều này khiến cho các hộ rất lúng túng trong lựa chọn mặt hàng để việc sản xuất kinh doanh ít rủi ro nhất. Tình trạng như ở Việt Nam trước đây là “được mùa, rớt giá” vẫn tồn tại trong sản xuất nông nghiệp của hầu hết các hộ ở Lào nói chung, tỉnh Luang Nam Tha nói riêng. Không những vậy, do những hạn chế trong công tác thông tin tuyên truyền mà tích tích cực, sáng tạo trong hoạt động sinh kế của các hộ nghèo cũng không được nhân rộng để phát huy.

Chương 4

PHƯỚNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẢM BẢO SINHKẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA,

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 120 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w