Kinh nghiệm của tỉnh Luang Pha Bang

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 80 - 82)

Tỉnh Luông Pra Bang nằm ở miền Bắc của Lào và cũng là tỉnh miền núi cao, cơ sở vật chất còn khó khăn, song Luông Pra Bang đã giảm được tỷ lệ hộ nghèo từ 5.586 hộ năm 2011 hiện nay giảm xuống còn 2.948 hộ. Đảng bộ và chính quyền của tỉnh đã biết phát huy những lợi thế về du lịch, phát triển các ngành nghề truyền thống, trồng trọt và chăn nuôi. Trong những năm qua, đã có nhiều kết quả quan trong công tác đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo. Từ thực tiễn của các chương trình đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo năm (2011-2020) ở tỉnh Luông Pra Bang có thể rút ra:

Phải đặt Chương trình đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chỉ đạo điều hành, kiểm tra giám sát thường xuyên của

chính quyền địa phương, sự phối hợp đồng bộ và phân công trách nhiệm cụ thể của các ban ngành, đoàn thể quần chúng. Đồng thời phải có những chính sách đảm bảo SKBV phủ hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương.

Thường xuyên nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và người dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chủ trương, chính sách, giải pháp đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là trách nhiệm của cấp ủy Đảng và chính quyền Nhà nước các cấp từ tỉnh xuống cấp bản để chính địa phương nghèo, hộ nghèo có ý chí phấn đấu, quyết tâm thoát nghèo.

Xã hội hóa các hoạt động đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo tạo ra phong trào sôi động trong toàn tỉnh. Huy động sự tham gia, chia sẻ trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng xã hội trong việc trợ giúp người nghèo kết hợp với sự nỗ lực vươn lên của chính bản thân hộ nghèo.

Thiết lập được cơ chế lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội với đảm bảo SKBV, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho các huyện, thị huy động nguồn lực tại chỗ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chương trình. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng nguồn lực, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, không thất thoát.

Một trong những mục tiêu hàng đầu của tỉnh Luang Pha Bang hiện nay là GNBV. Đảng bộ tỉnh vẫn tiếp tục đề ra hai nhiệm vụ đột phá và hai nhiệm vụ trọng tâm cùng nhiều giải pháp chiến lược giảm nghèo cho người dân. Đó là tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức, cơ sở Đảng; nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị; nâng cao chất lượng đảng viên, thực hiện có hiệu quả công tác phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực cho hệ thống chính trị ở cơ sở; chất lượng bộ máy nhân sự của chủ thể chính quyền được nâng cao là yếu tố rất quan trọng đối với công tác đảm bảo SKBV, chỉ có một đội ngũ cán bộ chính quyền có năng lực hoạt động tốt mới giúp cho công tác đảm bảo SKBV được thực hiện có hiệu quả; đầu tư phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, gắn với phát triển kinh tế rừng. Đây là bước đột phá căn

bản, mở hướng giảm nghèo cho người dân. Tỉnh tiến hành quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và nông thôn phù hợp với từng vùng theo hướng tập trung sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp và duy trì diện tích, tăng năng suất ba loại cây mũi nhọn của tỉnh, gắn với sản xuất chế biến và tiêu thụ sản phẩm [61].

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w