Tăng cường nguồn lực sinh kế cho các hộ nghèo và phát triển kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 144 - 147)

- Dự báo những khó khăn

4.2.3. Tăng cường nguồn lực sinh kế cho các hộ nghèo và phát triển kết cấu hạ tầng

kết cấu hạ tầng

Mục tiêu của giải pháp nhằm sản sinh các nguồn lực và điều kiện cần thiết cho đảm bảo SKBV của các hộ nghèo.

- Nội dung giải pháp tăng cường nguồn lực sinh kế:

Như trên đã xác định nguồn lực sinh kế cần có của các hộ nghèo bao gồm vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn con người và vốn tự nhiên. Những nguồn lực này có thể được đáp ứng bằng nhiều con đường: từ nguồn vốn tự có

của bản thân hộ nghèo, từ các thị trường đầu vào hay thị trường yếu tố sản xuất, từ đầu tư của các chủ thể thị trường hoặc từ bên ngoài (sự hỗ trợ của nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân). Nhưng các hộ nghèo thường không thể có được những nguồn lực cần thiết này đáp ứng yêu cầu hoạt động sinh kế của mình, nên sự giúp đỡ và hỗ trợ từ bên ngoài là rất cần thiết. Xét từ góc độ kinh tế, sự hỗ trợ nguồn lực sinh kế từ bên ngoài không chỉ là cần thiết mà còn là trách nhiệm của chính quyền nhà nước, của các DN và các tổ chức kinh tế, xã hội. Sự giúp đỡ, hỗ trợ này không chỉ vì yêu cầu đảm bảo SKBV và lợi ích của các hộ nghèo mà còn vì lợi ích của Nhà nước, của DN và các tổ chức kinh tế, xã hội, vì mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của các tỉnh và của quốc gia.

Nội dung của giải pháp này:

Một là, tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động sinh kế của các hộ nghèo. Thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với các hộ nghèo nói chung, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số nói riêng. Mở rộng chế độ cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo từ 1 năm như hiện nay lên tiếp tục cho vay với lãi suất ưu đãi trong 3 năm phù hợp với “vòng đời” sản phẩm để phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững. Có cơ chế khuyến khích các DN, vận động quyên góp của các tổ chức xã hội và cá nhân nhằm tạo nguồn lực tài chính để hỗ trợ hoạt động sinh kế của các hộ nghèo. Hoàn thiện cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Ngân hàng chính sách xã hội với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ tương trợ vay vốn để đảm bảo cho hộ nghèo có nhu cầu được vay vốn đầy đủ, kịp thời nhằm phát huy tốt vai trò của nguồn lực tài chính này. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, kiểm soát có hiệu quả để định hướng hoạt động các Ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính nhằm thực hiện tốt các chính sách tiền tệ, tránh các cú sốc bất lợi cho thị trường xã hội và cho các hoạt động sinh kế của các hộ nghèo. Tiếp tục mở rộng vận động các tổ chức xã hội và cá nhân trong việc quyên góp và đưa vào sử dụng các quỹ vì người nghèo (biện pháp này đã được thực hiện khá tốt ử tỉnh Luang Nam Tha thời gian qua).

Hai là, phát triển các hình thức tổ chức kinh tế có sự tham gia của hộ nghèo. Ngoài kinh tế hộ là hình thức chủ yếu hiện nay, tỉnh cần nghiên cứu để phát triển các hình thức tổ chức kinh tế khác có nhiều ưu điểm như tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, hình thức liên doanh, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm để thu hút nguồn lực sinh kế của các hộ nghèo, nhằm tạo việc làm và thu nhập cho họ, đồng thời tạo môi trường và điều kiện để họ thay đổi tập quán làm ăn, thích ứng với cơ chế thị trường. Ngoài cơ sở lý luận, tỉnh có thể tổ chức các nghiên cứu thực tế kinh nghiệm của các tỉnh trong nước và nước ngoài để phát triển các hình thức kinh tế này. Phát triển hình thức kinh tế này còn có ý nghĩa chuyển kinh tế cá thể lên sản xuất dựa trên quan hệ hợp tác, tương trợ giữa các thành viên - bước quá độ đi lên CNXH.

Ba là, hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ sinh kế cho các hộ nghèo. Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các chương trình giảm nghèo từ cấp tỉnh xuống cấp huyện. Triển khai kịp thời và có hiệu quả các chương trình khuyến nông. Hỗ trợ xây dựng các mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất chuyên canh tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa để người nghèo dễ tiếp cận và tham gia. Trước hết, hỗ trợ các mô hình sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh như gạo đặc sản, ngô, hạt điều, lạc nhân, thảo quả, mây, tre và măng, ngọc lan, cây bàng, gừng và một số sản phẩm vật nuôi như gia súc có tác động tích cực đến mở rộng thị trường trong, ngoài nước và phát triển du lịch mà tỉnh đã và đang tiến tới gắn với xây dựng thương hiệu, chuỗi giá trị.

Bốn là, hỗ trợ thị trường, kể cả thị trường yếu tố sản xuất và thị trường sản phẩm (hàng hóa và dịch vụ) nhằm đảm bảo cho các hộ nghèo yên tâm sản xuất kinh doanh và đảm bảo quá trình sản xuất và tái sản xuất của các hộ được liên tục duy trì, mở rộng và phát triển.

- Nội dung giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng nhằm tạo điều kiện cần thiết cho đảm bảo SKBV của các hộ nghèo:

Do hệ thống kết cấu hạ tầng có vai trò đặc biệt quan trọng, là nền tảng của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đảm bảo SKBV của các hộ nghèo

nói riêng, nên trong điều kiện tỉnh Luang Nam Tha hiện nay thì việc rà soát để lựa chọn phát triển hệ thống này là cấp thiết nhằm tạo ra điều kiện cho phát triển kinh tế-xã hội. Trong hệ thống đó, hạ tầng giao thông có tầm quan trọng đặc biệt. Để việc mở rộng và nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, cần phải cân nhắc dự án nào xây dựng bằng ngân sách nhà nước, dự án nào bằng hình thức xã hội hóa theo các hình thức đối tác công - tư, bảo đảm hài hòa các lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước trên quan điểm hiệu quả mà không phát triển dàn trải huyện nào cũng phải như nhau. Trước mắt, phải sớm hoàn thiện và đưa vào sử dụng dự án xây dựng đường trục Bắc - Nam của tỉnh. Tập trung đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội ở khu vực nông thôn, đặc biệt là các cụm bản còn khó khăn có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt, trường, trạm. Nâng cấp, cải tạo, đầu tư xây dựng mới các công trình thủy lợi, cung cấp đủ nước cho sản xuất lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, đáp ứng yêu cầu mở rộng sản xuất của các cụm bản, các huyện. Mở rộng đầu tư kết cấu hạ tầng về điện, nước sinh hoạt, đảm bảo cho người dân nói chung, người nghèo nói riêng trong toàn tỉnh được sử dụng. Tiếp tục đầu tư xây dựng đủ phòng học cho các trường mầm non, phổ thông, trường dân tộc nội trú; hoàn thành các trung tâm dạy nghề ở tuyến truyện. Cải tạo, nâng cấp các trạm y tế cụm bản. Phát triển hạ tầng truyền thanh, truyền hình, viễn thông và công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ kịp thời cho các hoạt động sinh kế của các hộ nghèo.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 144 - 147)